Giao lưu trực tuyến
Thầy Nguyễn Lê Nhật Thanh nói về “Văn hóa bàn tiệc”
(21:24:53 PM 16/05/2013)
Thầy Nguyễn Lê Nhật Thanh - Giảng viên bộ môn F&B của Trường Quản lý Khách sạn Việt Úc đã chia sẻ một số ý kiến về chương trình “Văn hóa bàn tiệc” đang diễn ra:
Thầy Nguyễn Lê Nhật Thanh chia sẻ những kiến thức và kỹ năng "Văn hóa bàn tiệc" tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ngày 16/5/2013
- PV: Thưa Thầy, Thầy đánh giá như thế nào về các chương trình thực hiện vừa qua? Thái độ tham gia của các bạn sinh viên như thế nào? Kết quả bước đầu của chương trình?
- Thầy Nhật Thanh: Qua các chương trình vừa rồi, tôi thấy rất có ích và thiết thực, các bạn sinh viên rất hào hứng, cầu thị và mong muốn tăng thêm sự hiểu biết về văn hóa ẩm thực. Tôi đánh giá chương trình đã có bước khởi đầu thành công.
- Được biết là 2 chương trình được tổ chức ở trường ĐH KHXH và NV TPHCM và Đại học Tôn Đức Thắng Tp.HCM chủ yếu hướng đến sinh viên du lịch – khách sạn, đây là sự ngẫu nhiên hay là lựa chọn cố ý. Vì sao lại như vậy?
- Sự khác nhau về đối tượng sinh viên tham gia ở 2 đợt này là có sự lựa chọn bởi vì các bạn trong ngành nắm vững hơn về các nguyên tắc phục vụ khách, bổ sung kiến thức cho nghiệp vụ. Còn về phía các bạn sinh viên không chuyên, chương trình sẽ mang lại kiến thức và kỹ năng sống để bổ sung hành trang cuộc sống cho các bạn.
- Đối với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và Đại học Kinh tế - Luật thì hướng đến những chuyên ngành nào?
- Đối với Trường ĐH Kinh tế Luật - ĐH Quốc gia, trường hướng đến các bạn thuôc khoa kinh tế.
- Ở mỗi trường, thời gian chương trình chỉ diễn ra một buổi, như vậy có đủ thời gian cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bạn trẻ hay không?
- Thời lượng buổi tọa đàm diễn ra ở mỗi trường không thực sự đủ lắm. Nhưng cũng đủ để các bạn sinh viên nắm được các bước cơ bản của “Văn hóa bàn tiệc”. Từ đó khi va chạm thực tế các bạn sẽ chủ động ứng biến hơn.
- Thầy sẽ tập trung vào những kiến thức và kỹ năng nào để giúp các bạn có tiếp thu một cách hiệu quả nhất?
- Tôi tập trung vào kiến thức về ẩm thực, cách ăn uống sao cho lịch sự, có văn hóa cả trong đời sống hàng ngày và giao tiếp với đối tác, kỹ năng sử dụng những dụng cụ như dao, muỗng, nĩa, khăn ăn, ...
- Theo thầy thì văn hóa ứng xử bàn tiệc của người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng hiện nay như thế nào? Văn hóa bàn tiệc ở Việt Nam so với các nước trên thế giới có gì khác nhau?
- Văn hóa ứng xử bàn tiệc của người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng hiện nay chưa cao và cần hoàn thiên hơn. Viêt Nam khách với các nước khác về truyền thống văn hóa và phong cách ẩm thực, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng xử trong bàn tiệc.
- Khi tham dự một buổi tiệc, nét văn hóa quan trọng nhất cần chú ý là gì? Và vai trò và sự cần thiết của "Văn hóa bàn tiệc" là như thế nào?
- Theo tôi, khi tham dự một buổi tiệc, nét văn hóa quan trọng nhất cần chú ý là phong cách ẩm thực. Vai trò và sự cần thiết của văn hóa ẩm thực là đem lại sự lịch lãm, tư cách, đẳng cấp.
- Tại sao chương trình chỉ hướng đến các bạn sinh viên, còn các đối tượng khác thì sao?
- Chương trình sẽ hướng tới cho tất cả mọi đối tượng , và sinh viên là lựa chọn đầu tiên vì từ đó mà các bạn sẽ truyền thông cho nhiều người biết hơn.
- Với vai trò là người đứng lớp, chương trình văn hóa bàn tiệc có khác gì so với những lớp khác mà Thầy giảng dạy hay không?
- Cái khác lớn nhất là ở “Văn hóa bàn tiêc” tập trung hướng đến phong cách, đẳng cấp, văn hóa khi dự tiệc của người khách, còn giảng dạy ở lớp khác là về kỹ năng phục vụ khách.
-Cảm ơn thầy đã chia sẻ và chúc thầy có nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
Thầy Nguyễn Lê Nhật Thanh hiện là giảng viên bộ môn F&B – Trường Quản lý Khách sạn Việt Úc, Nguyên Giám đốc tiệc Khách sạn Duxton Sài Gòn. Thầy Thanh đã có 19 năm kinh nghiệm trong hoạt động quản lý điều hành yến tiệc và hội nghị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương (11/12/2024)
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT (09/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.