Thứ bảy, 18/01/2025, 22:57:44 PM (GMT+7)

Mạo danh và gian manh

(17:04:00 PM 24/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần bản tư vấn dự án nhận chìm triệu khối bùn thải ở biển Bình Thuận do ông giám đốc Hà Quốc Quân ký (ông Quân vừa bị Bộ Công Thương đình chỉ công tác 15 ngày) và nhận thấy đây là dự án mạo danh chưa từng có về mặt khoa học ở Việt Nam.

Mạo[-]danh[-]và[-]gian[-]manh

Khu vực biển được cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải

 

Sự gian trá không chỉ dừng lại ở chỗ ông Quân với tư cách viên chức nhà nước nhưng lại điều hành doanh nghiệp mà như một gian thương lật lọng, lợi dụng uy tín các chuyên gia, nhà khoa học để “bán” công trình gây hại đến môi trường biển.
 
Ông Hà Quốc Quân là Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư và Chuyển giao giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương nhưng đồng thời lại là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam (VPC). VPC có một trang web quảng cáo nhiều lĩnh vực tham gia cũng như PR việc quy tụ nhiều chuyên gia từ tiến sĩ, thạc sĩ đến kỹ sư giỏi về ngành nghề được cấp phép. Tuy nhiên, sau khi báo chí cáo giác hàng loạt hành động gian manh, trang web này đã đóng cửa.
 
Hôm 22.7, Bộ Công Thương ra thông cáo: “Ông Hà Quốc Quân vi phạm Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012, Luật Viên chức. Theo đó, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp”.
 
Chứng nhận đăng ký đầu tư của VPC cấp hồi tháng 3.2016, nhưng các báo phát hiện công ty do ông Hà Quốc Quân làm tổng giám đốc đã tư vấn tới 37 dự án, với 7 dự án nhiệt điện gồm Nghi Sơn 2, Dung Quất, Long Phú 2, Vĩnh Tân, Sông Hậu… Mới thành lập mà “bán” được nhiều gói tư vấn lớn như vậy đủ biết mối quan hệ của ông Quân như thế nào.
 
Cho đến khi báo chí thông tin về dự án nhấn chìm 1 triệu m3 bùn thải do ông Quân trình ký, được Bộ TN&MT cấp phép và có 3 nhà khoa học lên tiếng họ không hề tham gia gồm tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang; thạc sĩ Lê Thị Vân Linh (Viện Kỹ thuật biển) và thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (Trung tâm Quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam), thì người ta thấy đây là câu chuyện lừa đảo khoa học có chủ đích. Dư luận hết sức phẫn nộ về sự ngụy tạo và dối trá này nhằm mục đích bán sản phẩm khoa học bịa đặt. Nói cho cùng, gói tư vấn của VPC là cách bán hàng bằng sự lừa đảo, làm giả tên tuổi nhà khoa học nên các số liệu bên trong là không thể tin cậy.
 
Mặt khác, theo khẳng định của Bộ Công Thương, ông Quân không thể điều hành, quản lý doanh nghiệp với tư cách viên chức, vì như vậy là vi phạm luật phòng chống tham nhũng. Do đó, bản tư vấn trình ký của ông Quân về dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải là sản phẩm giả, bán một sản phẩm như thế chỉ có thể là gian thương chứ không phải doanh nhân chân chính. Từ đó dẫn đến sự ngụy biện “kế thừa dự án” từ một người khác theo cách nói của ông Quân với báo chí là hết sức xảo ngôn. Thậm chí ông Quân còn đổ lỗi do đánh máy. Thật lạ kỳ, chẳng một người đánh máy nào có thể tạo tác ra tên tuổi 3 nhà khoa học với đầy đủ chức danh như thế nếu không có chữ ký của ông Quân ở cuối bản dự án mà tôi đã đọc. Dư luận truy vấn gắt gao, ông Quân trí trá nói đấy là do lỗi kỹ thuật. Lại không ai chấp nhận.
 
Khi lợi ích nhóm của ông Quân đủ lớn để mạo danh nhà khoa học, bất chấp tất cả thì những lời nói dối tiếp tục nối dài nhằm bào chữa được điểm nào hay điểm đó trong mấy ngày qua. Nhưng càng trí trá trước sự bóc tách của báo chí và công luận, VPC và cái tên Hà Quốc Quân càng bị sóng cồn nhấn chìm trong lòng chảo dư luận cả nước mà điểm nổ đầu tiên là sự chỉ danh tại Bộ Công Thương. Từ một vụ như thế, không ai đảm bảo việc bán hàng loạt gói tư vấn của VPC đối với 37 dự án kia có bao nhiêu sự trung thực trong đó? Khi ông Quân đã bị Bộ Công thương chỉ đích danh như thông cáo báo chí thì 37 bản tư vấn kia có thể nói là hoàn toàn vô giá trị, không có ý nghĩa về mặt pháp lý bởi chính ông Quân đã vi phạm Luật phòng chống tham nhũng.
 
Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ mấy tuần trước không ít gương mặt từ Bộ TN&MT ra sức bảo vệ bản dự án nhận chìm bùn thải với mỹ từ “nhận chìm vật chất” nhằm đánh tráo khái niệm, cử người đăng đàn trấn an đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận rằng đấy không phải bùn thải, hoàn toàn đảm bảo được môi trường biển, lường trước được các kịch bản diễn ra nên cho lắp đặt 13 trạm quan trắc quanh khu vực nhận chìm.
 
Ông Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Biển và Hải đảo vào hùa như thế này về bùn ở vũng quay tàu nhiệt điện Vĩnh Tân 1: “20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã được phân tích các chất phóng xạ, chất độc đều không vượt quá quy chuẩn cho phép, nằm trong danh mục được Chính phủ ban hành". Tất cả luận cứ này đều từ bản tư vấn mạo danh nhà khoa học do ông Hà Quốc Quân đưa ra. Nếu không có chất phóng xạ, chất độc hại vì sao không đề xuất xây kè lấn biển, nó vừa đáp ứng nhu cầu chiều chuộng công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 là kiếm bãi nhận chìm gần nhất có thể để tiết kiệm chi phí, việc xây kè đổ bùn lấn biển ấy nó còn gần hơn đi ra ngoài khơi cách khu bảo tồn biển Hòn Cau 4 hải lý.
 
Còn Bộ trưởng Trần Hồng Hà biện bạch với báo giới: “Chúng tôi đang cho kiểm tra tầng đáy”, chờ ý kiến các nhà khoa học mới giao biển. Trên thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã thay mặt Bộ trưởng Hà ký “Giấy phép nhận chìm ở biển” rồi mới cho rà soát kiểm tra lại thì đó là cách làm quy trình ngược. Không ai cấp phép theo một bản tư vấn mạo danh rồi lại hài hước kiểm tra sau, cách làm ấy khiến dư luận mất niềm tin rất lớn đối với bộ chủ quản, chịu trách nhiệm chính bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia.
 
Việc phát giác sự mạo danh trơ trẽn ấy không phải từ các phòng ban chức năng của Bộ TN&MT mà lại do báo chí đưa ra cùng sự phản biện tâm huyết của các nhà khoa học, sự lên tiếng mạnh mẽ của người dân. Khi đã là giả, là gian dối thì khái niệm “nhận chìm vật chất” không thể sử dụng trong câu chuyện này. Bộ TN&MT sẽ biện bạch như thế nào khi cho cấp phép trước rồi rà soát sau? Dù có đưa ra vô số căn cứ này, xảo biện kia thì cũng khó có sự tin tưởng trước các gian dối bị phát hiện vừa qua.
 
Với công ty VPC, gian trá và mạo danh đủ cấu thành hành vi phạm tội, bởi nó gây ra hậu quả rất lớn đối với uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước, nhấn chìm lòng tin của người dân đối với uy tín của cơ quan công quyền. Ngay lúc này, sự giải thích rõ ràng nhất, thuyết phục nhất chính là Bộ TN&MT phải rút giấy phép nhận chìm đã ban hành, vì giấy phép căn cứ vào bản dự án dối trá, lừa đảo mà theo tiến sĩ Nguyễn Tác An là chưa từng có trong 50 năm làm khoa học của ông.
 
Ngoài ra cũng cần có chế tài nghiêm khắc đối với lãnh đạo Bộ TN&MT trong quá trình xảy ra việc giả mạo này, bởi không thể xả thải bất chấp, bỏ qua mọi quy định của pháp luật, làm ngơ trước ý kiến các nhà khoa học để chiều lòng nhà đầu tư. Không thể lấy sự gian dối, man trá để qua mặt Trung ương, qua mặt nhân dân. Bài học Formosa vẫn còn đó nên cả nước đang chờ đợi sự xử lý nghiêm minh đối với cách hành xử gian manh này.
Quốc Nam/báo Một thế giới
Từ khóa liên quan: Mạo danh, gian manh, Bình Thuận
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mạo danh và gian manh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI