Thứ bảy, 23/11/2024, 14:05:54 PM (GMT+7)

Không thể chấp nhận tình trạng lấy biển làm của riêng

(12:49:25 PM 15/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây, liên tục xảy ra tình trạng nhiều nơi vẫn phân lô, “khoán trắng” bãi biển cho doanh nghiệp du lịch tự do khai thác mà chưa tính đến quyền lợi, cuộc sống của người dân địa phương khiến người dân rất bất bình, bức xúc.

Không[-]thể[-]chấp[-]nhận[-]tình[-]trạng[-]lấy[-]biển[-]làm[-]của[-]riêng

Cảnh bít đường ra biển ở Phú Yên. -Ảnh: D.THANH

 
Mới đây nhất là việc người dân ở Phú Yên bị dự án du lịch bít lối phải bắc thang, leo tường mới ra biển được.
 
Khi kinh tế phát triển, giao lưu hội nhập kinh tế, văn hóa - xã hội với thế giới thì du khách bắt đầu đổ xô đến các bãi biển đẹp để du lịch, vui chơi, nghỉ dưỡng. 
 
Chính điều này đã mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho các địa phương có bãi biển đẹp, làm thay da đổi thịt từng ngày ở những nơi này.
 
Tuy nhiên, bên cạnh một số địa phương khai thác hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân địa phương, doanh nghiệp và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, vẫn còn một số địa phương chưa kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch, kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó, người dân bức xúc nhất là tình trạng "khoán trắng" cho doanh nghiệp du lịch,  khai thác các bãi biển mà không tính đến quyền lợi người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt và mưu sinh của họ.
 
Thông thường, sau khi được giao đất là các doanh nghiệp tiến hành xây tường, rào chắn toàn bộ phần đất được chính quyền cho thuê để kinh doanh. Do đó, du khách, người dân địa phương muốn tắm biển thì phải sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp thuê mặt bằng này. Ngược lại, nếu không sử dụng dịch vụ, nghỉ dưỡng tại đây thì không có chổ để tắm biển, vui chơi! Nhiều nơi còn doanh nghiệp thu phí hoặc phải "xin phép" người dân mới được tắm, vui chơi trên các bãi biển mà họ quản lý!
 
Nghiêm trọng hơn là tình trạng bít lối, chặn đường xuống biến khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn để mưu sinh. Nhiều nơi, ngay cả người dân địa phương ra biển để đánh bắt cá cũng không có lối đi do bị các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng chặn lối, nên họ buộc phải đi vòng khá xa mới có lối ra biển. Nhiều nơi do khó khăn trong việc ra biển, bảo quản tài sản như tàu thuyền, ngư lưới cụ... mà nhiều ngư dân đã phải bỏ nghề đi biển, chuyển sang làm nghề khác.
 
Bãi biển là tài sản chung của công cộng, thuộc sở hữu toàn dân, nên dù có giao cho các doanh nghiệp quản lý, sử dụng thì phải đảm bảo quyền lợi của người dân. Doanh nghiệp chỉ thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ trên bờ, còn bãi biển thì không được thuê, người dân có quyền tắm biển, vui chơi nghỉ dưỡng trên đó và phải đảm bảo lối ra biển hợp lý.
 
Không thể chấp nhận tình trạng lấy biển làm của riêng. Các cơ quan chức năng cần xử lý triệt để tình trạng tùy tiện phân lô "bán" bãi biển ở một số địa phương. Đồng thời, có thể quy định cứng là không quá 100m phải có một lối đi ra biển để người dân đánh bắt thủy sản, vui chơi, giải trí. Điều này không những bảo vệ quyền lợi cho mọi người mà còn đảm bảo đời sống, sinh hoạt bình thường của người dân ở các địa phương có các bãi biển đẹp.
QUỐC CƯỜNG (báo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không thể chấp nhận tình trạng lấy biển làm của riêng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI