Giao lưu trực tuyến
Hiến kế chống ngập: Xây dựng các hầm chứa nước mưa để chống ngập
(18:24:40 PM 26/10/2014)
Hình vẽ minh họa của KS Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt
Thực tế qua thời gian kênh Nhiêu Lộc sau khi được cải tạo, hoặc kênh Hàm Tử thì chỉ giải quyết thoát được một lượng nước mưa ở mức độ trung bình, còn khi mưa lớn thì hoàn toàn mất tác dụng.
Giải pháp nâng cao nền đường cũng chỉ làm cho nước chảy từ nơi cao này sang nơi thấp trũng khác. Lượng nước mưa tiêu thoát ra kênh rạch, biển cũng rất thất thoát lãng phí.
Việc nạo vét kênh, làm cống thoát nước lớn hơn cũng không thể giải quyết được vấn đề thoát nước khi mưa lớn vì mặt bằng địa hình Hà Nội, TP.HCM có những nơi bị trũng, thấp hơn mặt bằng của sông, suối (kiểu 2 bình thông nhau mà có độ cao không chênh lệch) thì nước sẽ không thể chảy nhanh.
Mặc khác khoảng cách từ trung tâm, khu vực bị ngập nước mưa ra đến bên ngoài khu vực thoát nước ra cửa sông, biển quá xa, dẫn đến dòng chảy yếu, việc tiêu thoát trong thời gian ngắn nhất không thể được, dẫn đến úng ngập cục bộ.
Xây dựng các bể chứa nước ngầm
Vậy, có thể nghĩ đến việc xây dựng các bể chứa nước ngầm có thành bể cao hơn mặt đường để chứa nước mưa.
Tính toán dung tích bể chứa và số lượng hợp lý để đủ sức chứa lượng nước trên (tương đương lượng nước mưa có thể ngập đường ở mức độ cao 400 -500mm và diện tích mặt đường).
Sử dụng các trạm bơm công suất lớn bơm lượng nước ngập vào bể chứa.
Sử dụng lượng nước này cho hệ thống PCCC cục bộ tại các khu dân cư rất hữu dụng, hoặc cấp nước cho các xe tưới cây của công viên cây xanh, tưới cây xanh dọc theo tuyến đường. Như vậy sẽ không bị lãng phí nguồn tài nguyên nước.
Xây dựng bể chứa nước mưa ngầm ở đâu?
Có thể xây tại các bến xe, công viên cây xanh, sân vận động, khu vui chơi giải trí, khu quảng trường, khuôn viên trường đại học, trường PTTH, vỉa hè, và kể cả những con đường nhỏ (cấm xe tải đi).
Chúng ta làm hầm ngầm bên dưới, xe vẫn đi bên trên bình thường.
Do đây là quỹ đất công nên khi xây dựng sẽ không tốn tiền đền bù và giải phóng mặt bằng.
Sau khi xây dựng và đưa vào vận hành, trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và vận hành có thể giao cho công ty công viên cây xanh.
Lưu ý là chỉ xây dựng các bể chứa, hầm chứa tại những tuyến đường giao thông nhỏ, ít xe tải trọng nặng để giảm chi phí xây dựng làm nắp bê tông của hầm chứa nước. Phía bên dưới có nhiều vách ngăn, trụ chống và dầm chịu lực khẩu độ thấp thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều.
Tất nhiên là hầm chứa nước mưa ngầm phải kết hợp hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào tưới cây hoặc hệ thống PCCC.
Nguồn thu từ những bể này
Cho đấu thầu gắn bảng quảng cáo xung quanh các sân vận động, bến xe… trên những bể chứa nước ngầm đó.
Tôi nghĩ số tiền thu lại sẽ không nhỏ, đủ trang trải tiền xây dựng ban đầu và vận hành bảo dưỡng hệ thống máy bơm. Hoặc thu tiền từ công ty công viên cây xanh cho việc sử dụng nước.
Xã hội hóa việc chống ngập cho thành phố để tiết kiệm tiền ngân sách:
Đã đến lúc chúng ta cần phải xã hội hóa việc chống ngập nước cho TP.HCM! Mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp cùng tham gia thay vì phải dùng ngân sách (là tiền thuế của dân) như hiện nay.
Doanh nghiệp được giao quỹ đất công, hoặc phần không gian phía bên trên hầm chứa nước để khai thác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó sau khi họ đã bỏ tiền ra đầu tư xây dựng hệ thống hầm chứa nước mưa để chống ngập khu vực đó.
Hoặc cho các doanh nghiệp đấu thầu và tự đầu tư và được quyền khai thác trên mặt bằng diện tích đó… sẽ thu lại số tiền không nhỏ.
Kết hợp các giải pháp đồng bộ khác:
Bên cạnh đó cũng cần có kết hợp những giải pháp khác như: khai thông kênh, nạo vét cống thoát nước mưa ra sông, ra suối.
Về diện tích làm hồ chứa: có thể tận dụng ngay diện tích mặt đường lưu thông làm hầm, bể chứa nước bên dưới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.