Thứ bảy, 04/01/2025, 07:56:00 AM (GMT+7)

Đối phó ngập cho TP.HCM, những gợi ý từ Canada

(18:40:44 PM 02/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Mùa mưa đã đến. Người dân lại hồi họp lo lắng mỗi khi mưa ập đến vì phải đối phó với mối nguy “chết đứng” giữa đường ngập. Họ lại tiếp tục than trời với tình trạng đường ngập mà chưa được trang bị đầy đủ phương tiện để đối phó.

Những[-]gợi[-]ý[-]từ[-]Canada:[-]Đối[-]phó[-]ngập[-]cho[-]TP.HCM
Cắm cọc cảnh báo chướng ngại vật ở Québec, Canada


Tương tự với đường ngập nước ở TP. HCM, đường ngập tuyết cũng là nỗi ám ảnh của người dân Montréal (tỉnh Québec, Canada). Tuy nhiên, họ có cách đối phó và thích ứng để sống tốt trong điều kiện thiên nhiên như vậy.


Đối với Montréal hay một số thành phố của tỉnh Québec nằm ở phía nam Canada, tuyết có thể rơi từ tháng 11 đến tháng 4 (năm 2008 tuyết rơi kỷ lục 371 cm!). Cũng giống như TP. HCM vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11), Montréal vào mùa tuyết rơi, sinh hoạt của người dân, nhất là việc đi lại trở nên bất tiện với rủi ro tai nạn xảy ra. Để mọi việc có thể hoạt động bình thường và hạn chế thiệt hại người và của trong mùa đông, Montréal đã có cách đối phó rất chủ động giúp người dân trải qua mùa đông một cách “dễ chịu” nhất có thể.


Bên cạnh những giải pháp “cứng” như chính quyền sửa chữa đường sá trước khi vào mùa đông, cắm cọc đánh dấu chướng ngại vật, bắt buộc phải thay lốp (vỏ) bánh xe mùa đông, cào tuyết bảo đảm giao thông, rải muối, rắc cát, v.v., còn có giải pháp “mềm” đó là người dân được cung cấp bản tin thời tiết (dự báo trước nhiều ngày, trong ngày và cả thời gian thực). Thông tin thời tiết được cập nhật liên tục trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet, cho biết thời gian, địa điểm, nhiệt độ, mức độ tuyết rơi và cảnh báo nguy cơ để tiên liệu việc sinh hoạt trong ngày. Mùa tuyết vừa qua, thành phố Montréal lại có thêm chương trình “Thông tin – Tuyết” (Info – Neige) cho phép người dân truy cập tình hình cào tuyết trên các tuyến đường thông qua ứng dụng (app) điện thoại thông minh, để chủ động đậu xe, đi lại, tránh kẹt xe và những hệ lụy khác.


Những[-]gợi[-]ý[-]từ[-]Canada:[-]Đối[-]phó[-]ngập[-]cho[-]TP.HCM

Đường được cào tuyết bảo đảm giao thông ở Québec, Canada


Tại TP.HCM, qua những cơn mưa đầu mùa năm nay, một lần nữa chúng ta nhận thấy tính bất thường của mưa: mưa có thể xảy ra mọi lúc trong ngày, vũ lượng lớn trong thời gian ngắn và tần suất không đồng đều trên toàn thành phố. Các điểm nóng về ngập cũng biến động qua từng đợt mưa, từng mùa mưa. Có điểm ngập được xóa ngập lại tái ngập hay phát sinh điểm ngập mới, đặc biệt trong năm 2014 có 33 điểm tái ngập và phát sinh 29 điểm ngập mới.


Song song với những nỗ lực giảm ngập của chính quyền qua các giải pháp công trình, chúng ta có thể tạo ra bản tin dự báo trực tuyến “Info – Mưa – Ngập” (bao gồm vị trí ngập, thời gian ngập và mức độ ngập ) cung cấp cho người dân để nhanh chóng giúp họ ứng phó mưa-ngập trên nguyên tắc “biết để quyết”. Trong giai đoạn đầu, “Info – Mưa – Ngập” được cung cấp với độ chính xác có thể chấp nhận được dựa trên việc phân tích những số liệu mưa-ngập thu thập hằng năm thành công cụ cung cấp thông tin.


Montréal và TP. HCM đều chịu ảnh hưởng khí hậu cực đoan, do đó người dân nên chủ động ứng phó để sống thích ứng với điều kiện thiên nhiên. Cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu, việc ngập nước đô thị ở TP. HCM là khó tránh khỏi. Vì vậy “Thông tin – Mưa – Triều – Ngập” sẽ giúp người dân TP. HCM gia tăng sức chống chịu với khó khăn này.

 

Những[-]gợi[-]ý[-]từ[-]Canada:[-]Đối[-]phó[-]ngập[-]cho[-]TP.HCM
Đề xuất biển báo ngập được lắp dựng ở điểm ngập TP. HCM

TS. Trần Ngọc Tiến Dũng-Trung Tâm Châu Á Nghiên Cứu về Nước (CARE-RESCIF), Đại học Bách khoa TP.HCM
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đối phó ngập cho TP.HCM, những gợi ý từ Canada

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI