Giao lưu trực tuyến
Dân sợ là đúng, thưa ông Tốn!
(08:49:51 AM 29/03/2016)Dân sợ là đúng, thưa ông Tốn! -Ảnh: IE
Ông Nguyễn Văn Tốn đã nói như trên khi giải thích về việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu cung cấp ống gang cho giai đoạn 2 của dự án cấp nước sạch cho thủ đô Hà Nội.
Xung quanh câu phát biểu này của ông Tốn, đã tạo nên hai luồng ý kiến trái chiều trên cộng đồng mạng.
Luồng ý kiến thứ nhất - ủng hộ ông Tốn (khá ít) cho rằng người dân Việt Nam hiện nay mắc bệnh “hãi” hàng Trung Quốc, nghe đến xuất xứ từ Trung Quốc đều chê bai đến mức cực đoan, dẫn đến thuyết âm mưu khi tưởng tượng rằng nhà thầu Trung Quốc mà cung cấp ống nước thì thể nào nước cũng độc hại!
Trong khi đó, cứ thử nhìn xem, sang tận Mỹ, Úc, châu Âu mua hàng thì phần lớn cũng là hàng Trung Quốc mà thôi.
Nhưng, luồng ý kiến thứ hai thì cho rằng “không có lửa làm sao có khói?”.
Cách đây mấy chục năm, chẳng phải báo chí chính thống đã từng cảnh báo chuyện nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam thu mua mèo, móng trâu bò giá cao là để nhằm triệt mất thiên địch của chuột, triệt mất sức kéo của nông nghiệp đấy sao!
Còn bây giờ, rất nhiều những công trình do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đều mang lại những điều phiền toái, thiếu hiệu quả mà nếu thống kê thì không biết bao nhiêu giấy mới kể xiết.
Vì vậy, đừng trách người dân vì sao lại “hãi hùng” khi nghe chuyện một nhà thầu Trung Quốc thắng thầu cung cấp ống nước.
Nhưng thế thì tại sao các nước tiên tiến vẫn sử dụng nhiều hàng hóa Trung Quốc? Những doanh nhân Việt Nam thường qua lại làm ăn với Trung Quốc cho biết:
“Bên ấy có đủ từ thượng vàng tới hạ cám. Những công ty, nhà máy cung cấp hàng hóa cho các nước Mỹ, Úc, khu vực châu Âu đều là những đơn vị lớn, và quan trọng nhất là các quốc gia nhập khẩu siết rất chặt về tiêu chuẩn hàng hóa khi nhập hàng Trung Quốc”.
Thậm chí, dù siết rất chặt nhưng vẫn có nhiều vụ lọt lưới như cách đây hai năm cả châu Âu náo động với việc đồ chơi trẻ em nhập từ Trung Quốc bị nhiễm độc chì; hay chuyện sữa melamine...
Chính vì vậy, cả thế giới hiện nay đều cảnh giác với hàng Trung Quốc, các công trình do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Chuyện này không mới, khi nhớ lại cách đây hai năm, đồng loạt những quốc gia ở Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi đã kêu trời với các nhà thầu đến từ Trung Quốc.
Về câu chuyện nhà thầu Trung Quốc trúng thầu cung cấp đường ống nước, điều ông Tốn nói là không sai (“Đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc không hiện đại”) nhưng liệu chúng ta có làm tốt được khâu kiểm tra, giám sát để các ống nước gang dẻo nhập vào là hiện đại?
Nói về khâu kiểm tra, giám sát ở Việt Nam, người dân thật sự rất lo ngại vì đã nghe, đã thấy quá nhiều vụ làm ăn với Trung Quốc mà ban đầu nói rất hay nhưng cuối cùng là dân lãnh đủ.
Ví dụ gần nhất là những chuyện như Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm đến độ dân chịu không thấu, hay đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội mà Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã phải nói thẳng mặt nhà thầu Trung Quốc là thực hiện không tốt nên gây nhiều sự cố, gây bức xúc cho người dân...
Vậy nên, dân sợ là đúng, thưa ông Tốn!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.