Giao lưu trực tuyến
1.000 tỷ lát đá granite vỉa hè: Quá lãng phí và phi lý?
(10:38:56 AM 29/03/2016)
Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 đã được lát đá granite.
1.000 tỷ lát đá granite vỉa hè 134 tuyến đường trung tâm?
Theo UBND quận 1, TPHCM, hiện trên địa bàn có 134 tuyến đường, ngoài đường Lê Duẩn, Nguyễn Huệ có vỉa hè lát đá hoa cương, các tuyến khác được lót gạch và đã xuống cấp.
Do đó, mới đây, UBND quận 1 đã thống nhất kế hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp vỉa hè toàn bộ tuyến đường trên địa bàn. Đá granite được lát ở các vỉa hè, đồng bộ hóa hạ tầng và báo cáo UBND TP HCM để xin thực hiện ngay trong quý II/2016. Dự án kéo dài đến năm 2019.
Theo kế hoạch, trong số 134 tuyến đường trung tâm, 80 tuyến được thực hiện trong quý II/2016. Quận 1 thí điểm tại 5 tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thái Học, Phùng Khắc Khoan, Đồng Khởi và Công xã Paris. Hầu hết đá dùng để lát đợt này đều nhập từ Bình Định hoặc các tỉnh miền Trung.
Theo UBND quận 1, số vốn thực hiện kế hoạch do các doanh nghiệp đầu tư, quận sẽ trả chậm trong 3-5 năm không tính lãi suất. Kế hoạch cũng được người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thống nhất, đánh giá cao để chỉnh trang hạ tầng đô thị. Tuy nhiên đây chỉ mới là kế hoạch ban đầu, quận vẫn còn chờ đợi ý kiến, chủ trương của UBND TP.
Để triển khai dự án, nơi này phải lập kế hoạch chi tiết và làm việc với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan như điện, nước, viễn thông…để ngầm hóa hạ tầng.
Chi phí lát đá granite khá đắt đỏ và được cho là khó thấm nước
Lãng phí và phi lý...
Liên quan đến kế hoạch này, TS Phạm Sanh - chuyên gia nghiên cứu giao thông tại TPHCM nhận định: Đề xuất kế hoạch lát toàn bộ vỉa hè 134 tuyến đường bằng đá granite với kinh phí 1.000 tỷ đồng là quá lãng phí.
“Người lập đề xuất kế hoạch này chưa có kinh nghiệm, thiếu am hiểu kỹ thuật vì làm ảnh hưởng đến tiêu thoát nước. Đặc biệt, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều nên càng không phù hợp”- ông Sanh nhìn nhận.
TS Sanh lý giải: "Đá hoa cương cứng, khó thấm nước nên khi lót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bài toán chống ngập ở các tuyến đường vào mùa mưa. Mùa nắng thì ánh sáng mặt trời bức xạ, phản xạ nhiệt lại khiến người đi đường rất khó chịu, chưa kể việc lát đá mặt đường trơn trợt, dễ gây tai nạn”
Ông Sanh nói thêm: TP cần đánh giá lại lợi ích, bất lợi khi lát đá vỉa hè trên các tuyến đường Trương Định, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ để lấy cơ sở thực hiện tiếp…
“Vỉa hè của các nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nga…được làm đa dạng lắm nhưng người ta không chọn đá granite để làm. Ngoài yếu tố phản khoa học thì loại đá này còn rất đắt tiền"
Ông Sanh nói thêm: Hiện nay, TP còn rất nhiều việc phải làm trước mắt, như giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, sự thiếu hụt các bến bãi đậu ôtô và xe máy, nhà vệ sinh công cộng. TP cần phải xem xét kỹ số tiền 1.000 tỷ có thể chia sẻ bớt cho những dự án này?.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON cho biết rất bất ngờ với đề xuất trên.
Ông cho rằng, hiện nay TP còn nhiều vấn đề cần thiết, cấp bách cần xử lý như vấn đề ngập nước, kẹt xe, cướp giật, ngầm hóa…Ngoài ra vấn đề 3-4 người phải nằm trên một giường bệnh, đang gây ra bức xúc rất lớn cho người dân.
Ông Phúc dẫn chứng thêm về sự bất hợp lý: “Vào ngày 12/06/2015, ông Nguyễn Quân- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời trước Quốc hội cho biết trong năm 2015 ngân sách cấp cho ngành Khoa học công nghệ là 17.300 tỷ. Trong đó chi phí cho đầu tư phát triển KHCN và trả lương cho công viên chức làm trong ngành chiếm 80%. 20% còn lại tương đương khoảng 3.800 tỷ dùng cho nghiên cứu khoa học của cả nước. Nếu lấy số tiền 1.000 tỷ mà quận 1 lát đá granite vỉa để so sánh cho nghiên cứu khoa học công nghệ thì sẽ thấy được sự hợp lý hay không (!).
“Tôi nhắc lại, số tiền để quận 1 làm đẹp vỉa hè chiếm 1/4 khoản đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ. Mà đầu tư khoa học dùng cho cả nước. Nghiên cứu hoa học là để phát triển kinh tế. Do đó, khi nghe đề xuất kế hoạch chi 1.000 tỷ để lát đá granite tôi thật sự thấy bất ngờ và phi lý”- ông Phúc nhìn nhận.
Ông Phúc cho rằng việc làm đẹp cho khu vực trung tâm là cần thiết, không phản đối. Tuy nhiên, nếu chi vài tỷ để làm đẹp vỉa hè thì không ai phản đối cả. Nhưng số tiền lên đến ngàn tỷ thì phải đắn do rất nhiều. TP.HCM phải nghiên cứu kỹ, phải “lựa cơm gắp mắm” chứ”- ông Phúc bày tỏ quan điểm.
Các viên đá tương tự sẽ được lát trên 134 tuyến đường ở Quận 1, TPHCM ?
Ý kiến bạn đọc về: 1.000 tỷ lát đá granite vỉa hè: Quá lãng phí và phi lý?
-
Nguyễn Văn Đàm (10:07:26 AM 02/06/2016)Lát đá granite vỉa hè quá lãng phí
Mặc kệ có lát thì mới giải ngân được, lãng phí đã có dân chịu. Lát để được ăn tội gì mà không lát , cứ lát đi nay mai lát cả các dòng sông nữa để cho nước chảy nhanh. Thật là buồn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.