Giao lưu trực tuyến
"Từ nay, ai bán trà Dr Thanh nhớ có kho lạnh"
(09:23:26 AM 30/12/2015)
"Nếu không thì hậu quả nhãn tiền thấy rồi: Công ty Việt Loan xử phạt 16,5 triệu đồng" - bạn Thanh Dung cảnh báo, một cảnh báo không phải không cần thiết.
Bạn Nguyễn Cao Sơn suy nghĩ cụ thể: "Thế này thì mai mốt bên Kinh tế sẽ bắt buộc hộ kinh doanh nước giải khát, nhà phân phối nước giải khát phải xây kho lạnh đạt chuẩn Tân Hiệp Phát thì mới cho cấp giấy kinh doanh".
"Kiểu này chắc cả nước ta không biết có bao nhiêu nhà phân phối đạt chuẩn. Mà cũng lạ, sao không kiểm tra nhà phân phối mà đợi đến lúc này mới lôi ra phạt. Khó hiểu" - bạn Tamnguyen "nâng tầm quốc gia" về các đại lý phân phối nước giải khát.
Bạn Toii thì lo lắng cho những "tiệm bán nước giải khát, và bán hàng rong" sẽ bị phạt vì làm sao họ có kho lạnh, tủ lạnh trữ nước giải khát. Hoặc như bạn Trần Minh nói chuyện thực tế: "Vô số xe đẩy, hàng rong ở Cà Mau để nước giải khát của họ trong mấy bình xốp nhìn đủ thấy ghê rồi, chắc chắn không đạt vệ sinh an toàn thực phầm rồi. Kỳ này mong quý vị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phạt hàng loạt cho em nhờ".
"Trên thế giới chắc chưa có sản phẩm nào làm người tiêu dùng đi tù, nhà phân phối bị phạt như sản phẩm này" - Bạn AntiTHP
"Lỡ uống chai Dr Thanh có cặn thì có bị phạt không nhỉ? Sợ quá giờ chẳng biết làm sao cho vừa lòng Tân Hiệp Phát!" - Bạn TpHCM
Quả là một đề xuất khiến bà con bán nước giải khát vỉa hè, tiệm tạp hóa đủ "lạnh toát người" dù không uống giọt trà Dr Thanh nào.
Bạn Thanh còn lo hơn với mấy chai Dr Thanh mình vừa mua: "Em dành dụm tiền mới mua được 3 chai đang cất giữ ở nhà để tết này uống cho thanh lọc cơ thể. Đọc bài báo xong em đau đầu không biết bảo quản thế nào đây".
Ban Thanh oi Thanh đọc xong bình luận này đã phát hoảng: "Trời, coi chừng 3 chai đó có cặn là em bị phạt đó!"
Ngay lập tức, bạn Hung Tran chỉ đạo: "Bạn hãy bảo quản ở môi trường chân không, nhiệt độ 19.999999 độ. Nếu lên tới 20 độ hay 19.999998 độ là bạn sẽ bị phạt vì bảo quản kém đấy!".
Bạn Lò Văn Dinh có lẽ theo chủ trương "nhẫn" nên đề nghị "Có 3 chai thôi mà, bỏ vô thùng rác đi bạn, không khéo tay bay vạ gió đó. Tránh voi chẳng hổ mặt nào!".
"Sao biết nhà phân phối không đảm bảo điều kiện mà THP vẫn cung cấp hàng?"
Đó là ý kiến của bạn Trần Thị Thu Hà. Người bạn này trách: "Rồi khi có vấn đề là đổ hết lên đầu người ta!".
Bạn Hiếu Nguyễn đồng tình với suy nghĩ này: "Lựa chọn và kiểm soát nhà phân phối là trách nhiệm của doanh nghiệp, mục đích là sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng phải "SẠCH". Vụ việc này doanh nghiệp phải có một phần trách nhiệm với người tiêu dùng".
Riêng bạn Phan Quang đặt vấn đề: "Phải xem coi nhà phân phối ngoài hàng của THP còn hàng của các công ty khác không? Nếu có mà để bảo quản như nhau mà hàng THP bị hư hỏng thì phải xem lại hàng THP có lỗi trong sản xuất không? Nhà sản xuất phải ghi rõ khuyến cáo để sản phẩm như thế nào thì đóng cặn, nổi váng và ghi rõ những điều kiện nào không thuộc trách nhiệm nhà sản xuất! Phải ghi rất rõ trên bao bì làm cơ sở đối chứng! Người tiêu dùng gặp hàng hư phải có hóa đơn và bị làm phiền! Nhà phân phối thì bị phạt, còn THP thì vô can?".
Nếu không, như bạn Phạm Châu Duy nhận định: "Tóm lại là nhà phân phối và người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước các sản phẩm của THP, còn nhà sản xuất thì vô can, cũng may cho nhà phân phối, chưa bị dính vào lao tù!".
"Một phần trách nhiệm" của nhà sản xuất, theo bạn tung63 còn là câu hỏi rất thực tế: "Trên sản phẩm của THP có ghi rõ phải bảo quản như thế nào không? Tôi ở Mỹ, sản phẩm nào không ghi quy cách bảo quản trên sản phẩm, ví dụ: phải bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu. Nếu không ghi, coi như người xài mua về để đâu cũng được, lỡ họ uống có gì là họ kiện tới luôn".
Bạn Hậu Đậu: "Hết người tiêu dùng giờ đến lượt nhà phân phối dính đòn THP".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.