Sống xanh » Gia đình xanh
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc
(07:51:47 AM 27/06/2013)Hưởng ứng chủ đề của Năm Gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 cũng tập trung vào các hoạt động nhằm góp phần kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Chỉ có tình yêu thương mới là động lực chính để các thành viên cùng chung sức chăm lo cho để gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc, giảm thiểu được các vấn đề trong gia đình, nhất là bạo lực gia đình.
Ảnh minh họa IE
Những vấn đề “nóng” của gia đình Việt
Ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, gia đình truyền thống Việt Nam đã có sự chuyển hóa. Từ mô hình gia đình truyền thống nay trở thành gia đình trong văn minh công nghiệp với mô hình chủ đạo là gia đình hạt nhân; ba, bốn thế hệ cùng sống trong một gia đình nay không còn nhiều. Sự chuyển biến này có nhiều biểu hiện tích cực nhưng xen với đó cũng có mặt tiêu cực. Cuộc sống đương đại mang lại nhiều cơ hội cho gia đình, mỗi thành viên trong gia đình có điều kiện phát huy năng lực cá nhân nhưng cũng tước đi rất nhiều thứ. Thứ mất nhiều nhất là thời gian, sự quây quần, gắn bó giữa các thành viên. Thêm vào đó, nhịp sống gấp gáp, vội vã, nên mỗi cá nhân đều thiếu đi sự điềm tĩnh, nhường nhịn vốn có trong gia đình truyền thống xưa gắn với nông thôn, nông nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng trở nên lỏng lẻo...
Mặt trái của xã hội hiện đại, công nghiệp hóa khiến gia đình Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề như tình trạng ly hôn, ly thân gia tăng, lựa chọn giới tính khi sinh, văn hóa ứng xử, khác biệt quan điểm giữa các thế hệ, giáo dục đạo đức cho con trẻ, duy trì hạnh phúc trong gia đình trẻ... Đặc biệt, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới nhưng ở nhiều gia đình vẫn tồn tại lối cư xử thiếu bình đẳng, có người tự cho mình quyền dạy dỗ người khác bằng bạo lực, chửi mắng, áp chế mà nạn nhân chủ yếu lại là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi – nhóm đối tượng yếu thế trong gia đình. Họ cũng là nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lực gia đình.
Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức điều tra thực trạng bạo lực gia đình, kết quả cho thấy tình trạng bạo lực gia đình xảy ra còn cao, diễn biến phức tạp. Thống kê từ các địa phương từ năm 2009 đến 6 tháng đầu của năm 2012 đã thống kê được 178.847 vụ bạo lực gia đình, trong đó riêng 6 tháng đầu năm 2012 xảy ra hơn 25.300 vụ. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ chiếm 64,3%; với trẻ em là 14,08 % và với người cao tuổi là 9,7%. Các nguyên nhân trực tiếp gắn với hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ người đàn ông trong gia đình thường là do say rượu, bức xúc kinh tế khó khăn, ngoại tình, ghen tuông, mâu thuẫn trong đời sống hàng ngày...
Thời gian gần đây cũng xuất hiện không ít các vụ con cháu hành hung, thậm chí giết hại ông bà, cha mẹ vì những lý do đơn giản, điển hình là thiếu tiền tiêu xài, nợ tiền chơi game...Theo ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên xuất phát từ giáo dục gia đình mà chủ yếu là giáo dục đạo đức cho con trẻ. Không ít các ông bố bà mẹ mải miết kiếm tiền, không còn thời gian dành cho con cái hoặc nhiều bậc cha mẹ nuông chiều con cái quá mức, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu quá đáng của con mà quên đi việc giáo dục cho trẻ lòng hiếu thảo, biết ơn, hiếu kính ông bà cha mẹ, yêu thương giúp đỡ các thành viên trong gia đình. Sai lầm của người lớn dẫn khiến trẻ quen với lối sống được nuông chiều, luôn có người phục vụ từ nhỏ nên khi lớn lên chúng sẽ có những hành động bất chấp tất cả để đạt được mục đích...
Cùng kết nối yêu thương
Với mong muốn tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, năm 2013 được chọn là năm Gia đình Việt Nam với chủ đề "Kết nối yêu thương" nhằm góp phần kết nối vai trò, trách nhiệm, tình cảm của mọi thành viên trong các gia đình Việt Nam để cùng chia sẻ, chăm lo tổ ấm hạnh phúc.
Các chuyên gia nghiên cứu về gia đình cho rằng: Mâu thuẫn xuất hiện ở bất cứ gia đình nào trong xã hội, dù là nhà giàu, nhà nghèo, gia đình nông thôn, thành thị... nhưng không phải gia đình nào cũng có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để giải quyết các mâu thuẫn đó. Chính tình yêu thương trong mỗi gia đình sẽ là động lực để các gia đình gỡ bỏ, giải tỏa các mâu thuẫn. Việc kết nối yêu thương trong mỗi gia đình phải xuất phát từ mọi thành viên chứ không thể chỉ là cố gắng của một người. Nhiều người trong xã hội vẫn giữ tư tưởng cho rằng việc gìn giữ, duy trì hạnh phúc, tình yêu thương trong gia đình là trách nhiệm của người phụ nữ, người vợ, người mẹ. Đây là quan niệm không chính xác bởi từ xưa cha ông ta đã đúc kết rằng "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", điều này cho thấy vai trò, trách nhiệm của người đàn ông cũng như người phụ nữ trong xây dựng, duy trì hạnh phúc gia đình là như nhau, đàn ông cũng cần chung tay góp sức để cùng gìn giữ, phát huy hạnh phúc gia đình. Ngày nay, phụ nữ cũng đóng góp, giữ nhiều trọng trách trong xã hội không thua kém nam giới; họ có điều kiện học tập, sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của xã hội nhưng họ còn có thiên chức làm vợ, làm mẹ, đóng vai trò là người giữ lửa trong gia đình. Để đảm bảo vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội phân công, vừa thực hiện tốt vai trò người vợ, người mẹ, người giữ lửa trong gia đình, người phụ nữ rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ từ phía các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng bằng hành động cụ thể.
Gia đình Việt Nam đã có tự ngàn xưa, trải qua nhiều biến đổi, phát triển cùng với sự lịch sử, xã hội nhưng những giá trị truyền thống, nền nếp của gia đình như thủy chung, hiếu nghĩa, kính trên nhường dưới...vẫn luôn được duy trì, thậm chí trong xã hội mới, gia đình Việt Nam lại có thêm các giá trị nhân văn mới . Tại lễ phát động Năm Gia đình Việt Nam 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định rằng: Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hơn 4000 năm, người Việt Nam giữ gìn và phát huy được tiếng nói, văn hóa, nòi giống chính là nhờ gia đình Việt Nam và làng xã Việt Nam. Gia đình là nơi tái tạo con người Việt Nam, cùng với làng xã là nơi tái tạo và phát triển văn hóa Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển đất nước, gia đình Việt Nam ngày nay vẫn là nơi gìn giữ và phát triển các truyền thống chuẩn mực giá trị cao đẹp của dân tộc như tình yêu quê hương đất nước, vun đắp cuộc sống gia đình tình nghĩa, lao động cần cù, sáng tạo, ý chí vươn lên vượt khó, dũng cảm kiên cường bảo vệ Tổ quốc, chăm lo cho việc học hành của con cái, nhường cơm sẻ áo cho người có hoàn cảnh khó khăn...
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc, tiến bộ. Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) năm 2005 đã khẳng định "xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của cả dân tộc và của cả thời đại". Trong những năm qua, nhiều văn bản quan trọng về lĩnh vực gia đình đã được ban bành; trong đó, có Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2012. Năm Gia đình Việt Nam 2013 sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội về vị trí, vai trò của gia đình; chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về gia đình; quyền, nghĩa vụ của gia đình; kỹ năng sống, cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.
Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số đơn vị tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 với chủ đề "Kết nối yêu thương gia đình Việt" tại Hà Nội. Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như triển lãm, giao lưu, tọa đàm, biểu diễn nghệ thuật góp phần làm nổi bật chủ đề giàu tính nhân văn này. Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam sẽ diễn ra sáng 28/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình để công chúng cả nước cùng theo dõi. Ban tổ chức cũng giới thiệu tới đông đảo công chúng các khu trưng bày giới thiệu hình ảnh về nét đẹp gia đình Việt Nam, các hoạt động gia đình gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Người cha tốt của con”, “Dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học”… Các chuyên gia tâm lý, nhà tư vấn, gia đình tiêu biểu cũng chia sẻ về cuộc sống, gìn giữ, vun đắp hạnh phúc gia đình, giáo dục trẻ em, đặc biệt là đưa ra biện pháp, hành động bảo vệ gia đình trẻ, hướng tới xây dựng gia đình trẻ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?