Sống xanh » Gia đình xanh
Ngập triền miên, dân Biên Hòa bán nhà đi nơi khác sống
(12:58:12 PM 29/06/2016)Ngày 28/6, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường đối thoại trực tiếp với hàng trăm người dân TP Biên Hòa (Đồng Nai) về vấn đề ngập lụt ở địa phương. Tại đây, vị Bí thư cởi mở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ghi nhận kiến nghị của người dân.
Người dân xã Phước Tân (TP Biên Hòa) đu dây thừng về nhà trong đợt ngập tháng 9/2015. - Ảnh: Ngọc An.
Bán nhà tránh ngập
Theo thống kê của TP Biên Hòa, năm 2015, địa bàn có 25 điểm ngập mỗi khi có mưa, nhưng hiện nay tiếp tục phát sinh thêm 3 điểm khác.
Trong đó, có những nơi ngập sâu 0,6 - 1 m như Ngã 5 Biên Hùng (phường Trung Dũng), đường Nguyễn Ái Quốc từ phường Trảng Dài đến ngã tư Tân Phong, quốc lộ 1 từ phường Tân Hòa đến ngã ba Nhà máy nước Thiện Tân, quốc lộ 51 đoạn qua phường Long Bình Tân.
Những khu dân cư bị ngập sâu và có thể lên đến 1 m gồm các ấp Đồng, Miễu, Tân Cang, Vườn Dừa, Tân Lập ở ven lưu vực sông Buông (thuộc xã Phước Tân, TP Biên Hòa).
Tại buổi đối thoại, ông Vũ Đức Hạnh, cư dân khu phố 1 (phường Trảng Dài) phản ánh, gia đình ông đã kê nền nhà cao hơn mặt đường 0,5 m nhưng mỗi khi trời đổ mưa vẫn bị ngập. “Nền cao là thế nhưng nước vào nhà, ngập đến 0,6 m làm hàng hóa, vật dụng hư hỏng. Những lúc xe tải lớn đi qua, sóng nước bắn tung té”, ông Hạnh nói.
Được nói lên ý kiến trước người đứng đầu tỉnh, ông Lê Văn Mừng (ngụ xã Hóa An, TP Biên Hòa) kiến nghị chính quyền khẩn trương thực hiện các biện pháp chống ngập. Theo ông, 100 hộ dân của xã nằm trong điểm đen ngập lụt và phải sống như thế nhiều năm trời. Ông nói: “Khổ nhất là mưa về đêm hoặc nửa đêm. Những lúc đó, cả nhà phải thức trắng canh nước để còn kịp thoát thân”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn (cư dân khu phố 2, phường Long Bình) phản ánh: “Mưa là ngập. Có tháng ngập đến 3 lần. Nhiều hộ dân đã phải bán nhà đi nơi khác sinh sống để tránh ngập”.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, nhiều gia đình phải bán nhà đi nơi khác sinh sống để tránh ngập. Ảnh: Ngọc An.
Mời Bí thư tỉnh thăm trường ngày mưa
Tình trạng ngập lụt đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Nhiều người cho rằng, hệ thống cống cũ không đáp ứng việc thoát nước trong khi bị chèn chặt bởi các loại rác thải.
“Có những hôm nước xô vỡ cửa kính nhà hàng, cuốn sập cửa kéo bằng thép nhưng có ai giải quyết được đâu? Mặt đường, miệng cống ngập rác, có cả xác heo, gà”, ông Vương Khải Toàn (ngụ phường Trảng Dài) bức xúc.
Theo ông Nguyễn Văn Thành (ngụ khu phố 3, Bửu Long), trời mưa từ 10 - 15 phút là các tuyến đường, khu dân cư ngập sâu 0,7 - 0,8 m. Những lúc như vậy, học sinh phải mò mẫm đường đi. Đặc biệt, tính mạng của các em bị đe dọa mỗi khi đến khu vực ngập sâu hoặc có điểm xoáy, dòng chảy xiết.
“Những năm trước, nhiều học sinh bị nước cuốn nhưng may mắn được cứu sống. Năm nay chưa xảy ra nhưng phải cẩn trọng, ngăn ngừa tai nạn”, một cư dân kiến nghị.
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) nằm trong điểm đen ngập úng. Theo thầy hiệu trưởng Phạm Quang Vinh, trường có 1.100 học sinh nên trời mưa ảnh hưởng lớn đến vấn đề dạy và học.
Thầy Vinh cho biết: “Mưa là trường ngập lụt. Có những lần nước tràn vào phòng học, ngập sâu đến 0,6 m. Mỗi lần như vậy, bộ đội phải sang phối hợp giáo viên di chuyển đồ đạc, giáo cụ. Tôi xin mời Bí thư và các lãnh đạo về thăm trường vào ngày mưa để hiểu nơi này khó khăn thế nào”.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường tại buổi đối thoại. Ảnh: Ngọc An.
Tại buổi đối thoại, có 31 người dân nêu 31 ý kiến, kiến nghị, đề xuất giải pháp chống ngập lụt. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường ghi nhận và phân tích chi tiết từng địa điểm và đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc giải quyết. Theo ông, tình trạng ngập ở Biên Hòa không chỉ tác động của biến đổi khí hậu mà do cống thoát nước nhỏ trong khi người dân xả rác bừa bãi.
Cuối buổi đối thoại, ông Cường đề nghị các sở ngành của tỉnh tiếp thu ý kiến của người dân để có phương án giải quyết.
“Trước mắt, Ban Thường vụ Thành ủy Biên Hòa phối hợp các đơn vị và người dân thực hiện các biện pháp thu dọn môi trường, tránh tình trạng rác thải tràn xuống cống thoát nước. Tháng 7 phải ra quân thu dọn, nạo vét cống rãnh. Giải quyết việc người dân xây dựng các công trình lấn chiếm dòng chảy”, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai chỉ đạo.
Cũng theo bí thư, Đồng Nai hiện đang làm thủ tục vay vốn nước ngoài để xây dựng các nhà máy, hệ thống xử lý nước thải nhưng gặp khó khăn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?