Sống xanh » Gia đình xanh
Lục đục gia đình vì vợ ở bẩn
(21:35:33 PM 05/08/2011)
Tất nhiên, lúc đầu còn khuyên bảo, góp ý, không được thì vợ chồng sinh cáu gắt, mâu thuẫn. Nhưng tật cũ khó bỏ, các bà không thay đổi thì các ông đành phải ngậm ngùi sống chung với… rác mà trong lòng đầy ấm ức, bực bội: Chả nhẽ bỏ vợ vì lí do nàng ở bẩn?
Bạ đâu vứt đó
Điểm thường thấy nhất ở các bà vợ luộm thuộm là: Dường như không có một nguyên tắc nhất định về chỗ để các đồ đạc, quần áo, vật dụng trong nhà.
Thói quen luộm thuộm luôn là nỗi kinh hoàng đối với hai phái. Ảnh minh họa |
Sau nhiều năm chịu khó “cày bừa”, tích lũy, cuối cùng anh Hoan, chị Linh cũng mua được một căn hộ chung cư xinh xắn ở xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội). Hôm tới xem nhà mới, ai cũng mừng cho họ đã thoát cảnh thuê nhà hơn chục năm nay. Căn hộ tuy nhỏ, nhưng phòng ốc được thiết kế khá hợp lý. Có phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ riêng biệt. Tưởng có căn nhà mới hạnh phúc, vợ chồng anh chị sẽ yên tâm sinh nhóc thứ hai. Song chưa đầy hai tháng sau, vợ chồng đã thấy lục đục. Anh phàn nàn về chị, chị kể xấu anh…
Hôm đó, sau màn cãi nhau kịch liệt, anh Hoan bỏ đi uống bia với bạn bè, chị Linh bức xúc quá gọi tôi sang tâm sự, mới thấy rõ ngọn ngành vấn đề. Đầu tóc bù xù, quần áo ngủ nhàu nhĩ, chị Linh đón tôi với một hình ảnh khác 1800 so với hàng ngày vẫn gặp nhau trên công sở. Chị vốn được coi là người ăn mặc có “gu”, lại nhiều quần áo, váy vóc. Cả tuần đi làm, chị không mặc trùng lặp bộ nào, vậy mà ở nhà lại “mộc” thế?
Chưa kịp uống nước, chị đã lu loa kể xấu chồng. Ngày trước còn thuê nhà, chị có thấy anh đâu đến nỗi nào. Vậy mà từ ngày về nhà mới, anh sinh ra khó tính, khó nết. Anh đề nghị chị bố trí, sắp xếp phòng ngủ, phòng khách cho gọn gàng, quy định vị trí của từng đồ đạc trong nhà. Biết vợ hay mua nhiều đồ (dù có món ít khi dùng tới), nên anh Hoan sắm mỗi phòng một chiếc tủ: Tủ giầy, tủ quần áo, tủ bát, hộp để đồ chơi cho con… với hi vọng chị dùng xong đồ nào sẽ cất vào chỗ đó.
Lúc đầu nhìn thích thật, bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh, cho vào tủ, đóng lại thành kín đáo, gọn hẳn. Tuy nhiên, chỉ được hai bữa là chị Linh quên. Chị vẫn giữ thói quen như hồi ở nhà thuê 20m2: Mọi thứ để lẫn lộn, lộ thiên, khi cần chỉ với tay là có. Thế là phòng khách biến thành nơi tập kết mọi thứ bà rằn. Trên bộ bàn ghế sô – pha mới ngập ngụa: Nào trà, nào đường, mấy cuốn sách, tạp chí vứt lăn lóc. Cuối ghế, chú mèo nằm ngủ ngon lành trên áo sơ mi của anh Hoan. Hai chiếc khăn mặt còn âm ẩm vắt trên thành ghế, mấy chiếc cốc uống nước hoa quả chưa rửa, bốc mùi chua chua…
Trên sàn gỗ, tấm thảm trải nhà cũng đầy gối, chăn, lông mèo, sách vở, đồ chơi của con. Trong phòng ngủ, chăn màn không gấp, quần áo treo mỗi nơi một cái. Chả trách anh Hoan thấy “tức con mắt bên phải, ngứa cái mũi bên trái”, anh tức chị có nhà đẹp rồi mà không biết giữ cho sạch sẽ, gọn gàng.
Anh Tùng ở khu đô thị Linh Đàm thậm chí phải nhờ cả bố mẹ vợ can thiệp, góp ý cho thói ăn ở luộm thuộm của vợ. Anh kể: Hồi mới lấy nhau, cô ấy đâu có lộn xộn. Vậy mà sau khi bé con ra đời, căn nhà đảo lộn, bày bừa bẩn thỉu. Bỉm của con thay ra, thay vì để vào sọt rác, thì cô ấy tiện đâu bỏ đó: Cuối giường một cái, góc phòng khách một cái, cửa bếp cũng có. Khăn sữa của con cũng vậy, dùng xong vắt ở ghế, đầu giường có cái mốc xanh cả lên mà vẫn không thèm giặt. Nhà có con nhỏ mà hôi hám, bẩn thỉu. Nhiều hôm mở cửa, mùi tanh tanh, hôi hôi sộc cả ra ngoài, mình người nhà còn phát buồn nôn, nói chi khách khứa tới chơi.
Nhớ lại những hôm mất điện, lục tìm khắp nơi không thấy một cây nến. Trong khi anh vừa mua hai cọc hôm trước. Tìm không được phát cáu, vợ anh cũng lần mò đi tìm, không thấy đâu. Chồng nói vợ, vợ cãi chồng, thành ra nhà to tiếng, chỉ tội bé con nằm khóc vì nóng và tối.
Anh Tùng bộc bạch: Tôi sắp hết chịu nổi rồi. Nhà chỉ có hai vợ chồng, một đứa con mà nhìn đâu cũng thấy quần áo, khăn màn treo, vứt lăn lóc. Quần lót của cô ấy thay ra cũng treo mỗi nơi một cái. Ngại nhất là hôm nào có bố mẹ chồng hoặc nhà có khách. Mình nhanh tay, nhanh mắt đến mấy cũng không thể “dẹp” tất cả, nhét tất cả vào tủ.
“Nhà bẩn giống như bị tắc đường”
Có người khi nghe than vãn về thói ở bẩn của người phụ nữ đã dí dủm: Bước vào một ngôi nhà luộm thuộm, ta có cảm giác như đang đi đường mà gặp cảnh tắc đường. Trước đó, dù vui vẻ, phấn chấn tới đâu thì rồi cũng phải bực bội, khó chịu.
Sau một ngày đi làm mệt mỏi, ai cũng muốn được trở về thư thái trong ngôi nhà ấm cúng, thơm tho của mình. Thật tiếc, nhiều chị em chưa ý thức được rằng, sạch sẽ là đức tính cần thiết của người phụ nữ. Chuyên gia tư vấn tâm lý – tình cảm Nguyễn Thị Phương Minh (đường dây tư vấn 1088 Hà Nội) cho rằng, để thay đổi tính luộm thuộm ở vợ, người chồng không nên bực bội, càu nhàu, cáu bẳn, chỉ trích quá đáng. Điều này không những không giúp thay đổi vợ mà còn khiến hai người càng xa cách nhau hơn.
Hãy thẳng thắn trao đổi, bàn bạc trực tiếp với vợ, chỉ ra những điều mà anh mong muốn. Từ đó, khuyến khích vợ tự sửa đổi. Tất nhiên, chị em sẽ không “một mình”, chồng, con cũng cần vào cuộc để cùng xây dựng nề nếp ăn ở, sinh hoạt ngăn nắp trong gia đình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?