Sống xanh » Gia đình xanh
Làm giàu từ...giun đất
(17:13:35 PM 19/03/2012)
Ông Lê Ngọc Đàn giới thiệu kỹ thuật nuôi giun
Từng là bộ đội cùng tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa rồi ra Hoàng Liên Sơn, đến khi xuất ngũ hai đồng đội năm xưa lại cùng "sát cánh” để thoát nghèo. Nhận thấy nghề nuôi giun đã có từ lâu tại Nam Đàn, ông Minh đã mày mò học hỏi kinh nghiệm từ khắp nơi để quyết tâm mở trang trại nuôi giun. Một lần tình cờ gặp lại người bạn cũ đang "phất” lên nhờ giun, ông đã bắt xe đò vào Hà Tĩnh để tận mắt tìm hiểu. Về nhà, ông Minh đã rủ thêm ông Lê Ngọc Đàn cùng hùn vốn nuôi giun.
Khởi đầu từ 2 bàn tay trắng, 2 ông đã vay 130 triệu đồng tiền vốn để xây dựng chuồng trại, nhập giống. Giai đoạn chuẩn bị được tiến hành rất tỷ mỉ, công phu. Và thất bại là không thể tránh khỏi, nhưng với ý chí của người lính năm nào, hai cựu chiến binh đã vượt qua mọi khó khăn ban đầu, những lứa giun đầu tiên cũng xuất chuồng. Ông Dương Văn Minh cho biết: "Chuồng nuôi giun phải được xây dựng ở nơi thoáng mát nhưng cũng phải có độ ẩm tốt, đặc biệt là không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời”. Với hơn 100m2 diện tích chuồng trại được bố trí thành 2 tầng với bộ khung sàn là hệ thống cọc tre vững chắc. Ngoài ra, các chủ nhân còn xây dựng các khoang để ủ phân làm thức ăn cho giun, một hệ thống nghiền nát thức ăn cũng được lắp đặt, tất cả đều do chính bàn tay và ý chí của 2 người làm lên. "Ban đầu, chúng tôi nhập 1 tạ giun giống với giá 340.000đ/1kg, ngoài ra còn phải chuẩn bị đầy đủ thuốc men phòng bệnh. Còn thức ăn cho giun thì rất dễ kiếm, đó là phân trâu bò. Phân trâu bò sẽ cho vào các khoang và ủ khoảng 25 ngày rồi nghiền thật mịn mới cho giun ăn”, ông Minh cho biết.
Còn theo ông Lê Ngọc Đàn, "công việc nuôi giun đỡ vất vả hơn nhiều so với chăn nuôi những loài khác. Tuy nhiên để thành công phải nắm được kỹ thuật nuôi. Thức ăn cho giun phải được ủ cho đến khi phân hủy, khử mùi hôi rồi nghiền thật mịn, đặc biệt lưu ý là không được lẫn với vôi nếu không giun sẽ mắc bệnh”.
Trang trại nuôi giun của hai ông cũng được đầu tư đủ để nuôi hàng chục tấn giun, chuồng trại được xây dựng theo kiểu tầng trên, tầng dưới để dễ chăm sóc. Đặc biệt trong quá trình nuôi, chuồng trại phải thoáng khí; độ ẩm, nhiệt độ phải luôn đảm bảo từ 65- 70% và từ 25- 30oC. Mỗi lứa giun nuôi khoảng từ 3-4 tháng, đến khi xuất chuồng, giun cao sản có giá khoảng 130.000-135.000đồng/1kg. Hiện nay, toàn bộ sản phẩm từ trang trại của 2 ông đều được Công ty Du lịch thương mại Hùng Vương (Hà Nội) bao tiêu trọn gói. Mỗi lứa giun cho ra thành phẩm đạt 4-5 tạ, thu nhập xấp xỉ 50 triệu đồng. Mỗi năm "3 vụ” cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Ông Đàn cho biết thêm: "Nuôi giun còn thuận lợi ở chỗ là chỉ mua giống một lần. Vì đây là giun cao sản nên chúng sinh sôi rất nhanh. Trong quá trình nuôi, chúng tôi luôn tiến hành "ươm” trứng để chúng nở rồi gom giống cho vụ sau. Quá trình nuôi liên tục được xoay vòng”.
Hiện nay mô hình "nuôi giun thoát nghèo” của 2 cựu chiến binh này đang trở thành "địa chỉ đỏ” cho nhiều nông dân có khát vọng làm giàu đến tìm hiểu và học tập. Giờ đây mô hình nuôi giun cao sản đang được nhân rộng ra toàn xã và nhiều nơi xứ Nghệ này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?