Sống xanh » Gia đình xanh
Hôn nhân kém chất vì quá tải việc nhà
(21:11:22 PM 14/07/2013)
Ảnh minh họa
Giảm nhu cầu chăn gối
Thông qua các chỉ số khảo sát về mức độ người phụ nữ phải làm/phải lo chính “việc nhà” như chi tiêu, đối nội, đối ngoại, thăm hỏi, hiếu hỉ, nấu cơm, rửa bát, dọn nhà, đi chợ mua đồ ăn, tính toán quỹ tiền sinh hoạt trong cả tháng, nhận hóa đơn điện, nước, học phí của con... các nhà khoa học đã tiến hành đối chiếu với tần suất, mức độ hài lòng của họ trong chuyện chăn gối vợ chồng. Kết quả cho thấy, với những người phụ nữ được các thành viên khác trong gia đình hoặc người bạn đời đứng ra chia sẻ một phần trách nhiệm, cùng lo toan các vấn đề được gọi là “việc nhà” thì họ có một đời sống chăn gối tương đối thường xuyên và mức độ đạt thỏa mãn khá cao. Còn với những người phụ nữ mà “tất cả việc nhà đều là việc riêng của phụ nữ” thì họ thường có một đời sống tình dục ít ỏi, thất thường và tẻ nhạt.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, khi người phụ nữ bị đặt lên vai quá nhiều “gánh nặng” bởi việc nhà đã làm giảm khả năng ham muốn, sự thỏa mãn. Bởi lẽ, họ đã bị kiệt sức về mặt thể xác, bị stress về tâm lý, không cảm nhận được sự chia sẻ, cùng gánh vác, tình yêu thương từ người thân, đặc biệt là từ người bạn đời.
Giải phóng bằng ly hôn
Tại Nhật Bản, mặc dù trong xã hội hiện đại, vai trò, vị thế của phụ nữ cũng như các chỉ số về bình đẳng giới được nâng lên, tuy nhiên quan niệm “chỗ đứng của phụ nữ trong gia đình vẫn là số 1” luôn tồn tại. Nếu như nam giới Nhật Bản trước và sau khi có gia đình thường không có thay đổi gì nhiều thì với phụ nữ lại khác hẳn. Trong một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy, nam giới nước này bình quân mỗi ngày chỉ bỏ ra 10 phút làm việc nhà. Còn phụ nữ, sau khi cưới, đại đa số bị giao phó toàn bộ các công việc gia đình như nấu nướng, giặt giũ, chợ búa, sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già... Hiện nay, nếu ở Mỹ, con số phụ nữ có con còn làm việc chiếm tỷ lệ 2/3 trong tổng số phụ nữ đang làm việc thì ở Nhật Bản, con số này chỉ còn là 1/3. Sau khi kết hôn, nếu phụ nữ muốn chu toàn được trách nhiệm “nội tướng”, chèo lái con thuyền gia đình “yên ấm” thì họ chỉ có cách từ bỏ công danh, sự nghiệp để nhường cho chồng yên tâm thăng tiến.
Chính vì vậy, với những phụ nữ muốn có được sự chia sẻ việc nhà từ chồng, muốn được làm việc, được khẳng định bản thân, độc lập về kinh tế thì hoặc họ sẽ phải chấp nhận “làm việc gấp đôi” hoặc sẽ lại quay về với đời sống độc thân. Theo một nghiên cứu về lực lượng lao động của Đại học Keio, Tokyo: Với những phụ nữ cảm thấy việc ở nhà là quá tải thì ly hôn là tất yếu. Ở những cuộc ly hôn kiểu này, thường người chồng thấy như vậy là bất hạnh, ráo riết tái hôn thì người vợ lại tương đối hạnh phúc, họ cảm thấy tự do vì đã thoát khỏi “quyền nội tướng” và thường trì hoãn đám cưới thứ hai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?