Sống xanh » Gia đình xanh
Hai chàng trai "thích" làm nông dân
(07:48:24 AM 16/03/2012)
Trần Lê Huy Vũ - Ảnh: K.Anh |
Về vườn trồng lan
Lui cui xếp những bó hoa lan rực rỡ sắc màu vào chiếc cần xé bằng nhựa để chở lên giao cho vựa hoa Hồ Thị Kỷ (Q.10), ông chủ vườn lan Trần Lê Huy Vũ cười: “Trót mê hoa lan từ lúc còn đi học phổ thông, sau này dù đi làm nhưng tôi vẫn muốn tìm mảnh vườn để trồng lan”.
Vào sâu trong ấp 2 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Vũ tậu mảnh vườn hơn 3.000m2 chuẩn bị đời nhà nông. Lên mạng đọc thông tin, đến tận những vườn lan để xem kỹ thuật, Vũ về tự thiết kế hệ thống tưới, lưới che nắng... cả cách chia những luống hoa đều tăm tắp, vừa đủ khoảng cách để cây lan có chỗ... “thở”.
Hơn 5.000 cây giống lan mokara của Thái Lan được Vũ nhập về trồng. Những ngày đầu giống cây mới nhập về còn yếu, Vũ dày công chăm sóc quên cả ăn, ngủ cũng không yên giấc bởi luôn bị dòng suy nghĩ về cây lan len lỏi trong đầu. Qua được những ngày khó khăn ban đầu, hiện vườn lan của Vũ mỗi tuần hai lần cắt cành cho nguồn thu cũng khá từ khoảng 1.000 cành hoa lan.
Ban đầu, từ thuốc chữa bệnh cho cây, phân bón Vũ đều chọn loại tốt nhất, giá cũng mắc nhất, nhưng nhờ gắn liền với vườn lan, Vũ có thể “bắt bệnh” cho lan một cách dễ dàng, từ đó chọn được những loại thuốc với giá thành thấp nhưng trị bệnh cho lan vẫn tốt. Đem những kinh nghiệm đó Vũ chia sẻ cho nhóm bạn trẻ cũng mới vào nghề trồng lan như mình. Không chỉ thế, Vũ còn bán giống cây, tư vấn cách trồng, chăm sóc cây cho những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp với cây hoa lan.
Nhìn Vũ cắt tỉa cho hoa lan một cách thuần thục, mấy ai biết ông chủ vườn lan từng làm công chức của huyện Bình Chánh. “Bây giờ thì thành nông dân chính hiệu rồi”- Vũ dí dỏm.
Vũ Tiến Tuân - Ảnh: K.Anh |
“Ép” cá kiểng đẻ
Chàng cử nhân Trường ĐH Nông lâm TP.HCM Vũ Tiến Tuân đang làm việc tại Trung tâm Khuyến nông TP, lại gạt qua bao lời bàn ra của người thân và đồng nghiệp để về vườn xây ao nuôi cá kiểng.
Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, với kiến thức khuyến nông của mình Tuân cũng tạm yên tâm về mặt kỹ thuật, nhưng muốn làm ăn còn cần nhiều yếu tố khác. Mảnh đất hơn 1.500m2 ở sâu trong ấp 2 xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh được Tuân mua lại với tất cả vốn liếng của mình và vay mượn thêm.
Những cái hồ được Tuân xây theo quy cách 4x3 m và 3x2 m, bộ lọc nước phèn cũng được lắp đặt để tạo nguồn nước sạch cho cá. Khởi đầu với 500 cá đực và ngần ấy cá cái, Tuân đã “ép” cá đẻ và nhân rộng ra gần 50 hồ với hàng ngàn con cá kiểng sau ba năm lăn lộn với nghề nông.
Thế mạnh của Tuân là mặt hàng cá bảy màu, loài cá thấy dễ nuôi nhưng để tạo giống không bị lem màu là cả vấn đề. “Lý thuyết học ở trường chỉ đáp ứng chưa đến một nửa trong thực tế. Phải mày mò, tìm đến kinh nghiệm của những lão nông mới xử lý kịp thời những căn bệnh mà cá của mình gặp phải” - Tuân cho biết.
Chính vì thế, khi ai đến mua cá về làm giống Tuân cũng hướng dẫn kỹ thuật và tư vấn một số tình huống gặp phải. Tuân bảo muốn làm được không chỉ say mê mà phải có kiến thức về lĩnh vực mình làm. Làm theo cách cuốn chiếu, Tuân còn xây thêm khu nhà gồm hệ thống hồ kính để nuôi các loài cá có giá trị hơn như cá half moon (xiêm Thái)...
Gần đây, Tuân đầu tư thêm nuôi dế cung cấp thị trường thức ăn cho chim kiểng. “Làm nông dân như mình không phải dãi dầu nặng nhọc, chỉ tốn thời gian thôi. Nếu làm được mô hình đa dạng thì nguồn thu của mình tăng lên. Còn trẻ mà, làm gắng chút cũng không sao”- Tuân bày tỏ.
Nuôi theo cách gối đầu nên ngày nào Tuân cũng có dế đem bán. Chỉ đống vật liệu vừa chuyển về trước sân nhà, Tuân cười: “Tôi đang đầu tư xây thêm nhà nuôi dế thương phẩm, phục vụ các nhà hàng. Mình cứ làm từ từ để quy mô ngày càng rộng hơn”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?