Sống xanh » Gia đình xanh
Độc chiêu trồng rau Thạch Sanh, ăn hết lại có
(08:48:21 AM 11/02/2014)
Tái sinh từ gốc, thân
Mới đây, trên các diễn đàn, mạng xã hội xôn xao chia sẻ thông tin về cách trồng rau “Thạch Sanh”. Theo đó, các bà nội trợ chỉ cần mua rau một lần và có thể tái sinh chúng bằng cách rất đơn giản như: cắt gốc đem ngâm vào chậu nước hay đem trồng dưới đất, một thời gian sau gốc rau phát triển thành cây rau và có thể cắt rau ăn bình thường.
Đơn cử như, cách trồng hành tươi “Thạch Sanh” sẽ giúp các bà nội trợ không bao giờ lo hết hành mỗi khi cần dùng để nấu món ăn. Theo cách này, chúng ta chỉ cần mua 3-4 nhánh hành tươi vẫn còn rễ về, lấy dọc hành dùng bình thường nhưng giữ lại một ít ngọn và phần rễ. Sau đó, cho một một chiếc ly thủy tinh chứa nước (có thể tận dụng những chiếc ly thủy tinh cũ, bỏ không dùng tới) và đặt ở nơi có ánh sáng. Chỉ vài ngày sau, nhánh hành đã bị cắt mất phần dọc hành sẽ bắt đầu mọc ra xanh tươi hơn.
trồng-rau, trồng-rau-“Thạch-Sanh”, rau-sạch, Hà-Nội, Hà Nội, cải-bó-xôi, hành, cần-tây
Khi thu hoạch, cắt phần thân, phần gốc giữ lại... rồi cắm và cốc, hộp, một thời gian sau lại có rau ăn tiếp
Cứ thế, chỉ cần cắt phần ngọn cần dùng và để lại hành trong ly nước, các bà nội trợ sẽ không còn lo thiếu hành lá cho bữa ăn của gia đình mình.
Thành viên một diễn đàn nhận xét: “Với cách trồng này, một thời gian sau chúng ta nên thay gốc hành cũ bằng gốc hành mới để hành lên được mập và lớn nhanh hơn”.
Tương tự, trên các trang mạng cũng mách cách trồng rau “Thạch Sanh” có thể áp dụng cho rất nhiều loại như: rau cần tây, cải bó xôi...
Với những loại rau này, các bà nội trợ cũng có thể cắt phần thân để nấu ăn còn phần gốc giữ lại để trồng. Tuy nhiên, thay vì cho vào ly nước như cách trồng hành, gốc cần tây và cải bó xôi sẽ được ngâm trong nước ấm một ngày một đêm rồi đem trồng trong đất.
Bà nội chợ cần chuẩn bị chậu trồng cây từ chiếc lon sữa bột có đục lỗ ở dưới đáy lon để giúp cây thoát nước. Sau đó, lấy gốc hành tây, cải bó xôi trồng vào trong những chiếc lon đã được đổ đầy đất. Hàng ngày tưới nước và để rau ra vị trí có ánh nắng mặt trời để cây hấp thụ ánh sáng tốt. Một thời gian sau sẽ có cần tây sạch, cải bó xôi sạch để ăn mà không phải đi mua.
Ăn hết... lại có
Cách trồng rau “Thạch Sanh” đang được mọi người chia sẻ và áp dụng một cách rộng rãi, nhất là những bà nội trợ luôn muốn tìm cách để có nguồn rau sạch cho gia đình.
Chị Trần Thu Hoài ở Vương Thừa Vũ (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Nhờ học được kiểu trồng rau này mà gia đình tôi giờ đã có một số loại rau sạch như cần tây, cải bó xôi. Riêng với hành tươi thì tôi không phải ra chợ mua nữa. Rau ăn hết lại có, chẳng khác gì... nồi cơm Thạch Sanh!”.
Ảnh minh hoạ
Theo lời chị Hoài, trồng rau “Thạch Sanh” không khó, mọi người chỉ cần chăm chỉ một chút là sẽ giúp gia đình có một số loại rau sạch ăn hàng ngày.
Chị Nguyễn Kim Thoa ở đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy) cũng thừa nhận, trồng rau “Thạch Sanh” tuy không thể cung cấp đủ nhưng cũng đang giúp gia đình chị có được một lượng rau sạch nhất định.
“Kiểu trồng này khá hay, không mất tiền mua hạt giống, không mất tiền mua vật tư. Gia đình tận dụng được những thứ như cốc, chén, lon sữa bột đã dùng hết để trồng”, chị Thoa cho hay.
Ngoài những ưu điểm trên, chị Thoa còn nhận định rằng những chiếc ly, chiếc cốc... rau trồng để bên cửa sổ, phòng khách có thể thay thế cho những chậu cảnh nhỏ cũng rất đẹp mắt.
“Tôi đang giới thiệu cách trồng rau này cho các chị em trong gia đình cũng như bạn bè đồng nghiệp trên cơ quan để mọi người cùng thực hiện”, chị Thoa nói thêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?