Sống xanh » Gia đình xanh
Ấn tượng ngôi nhà thoáng đãng ngập tràn hoa lá
(10:55:40 AM 03/03/2015)Năm 2010, KTS Nhâm Chí Kiên cùng gia đình quyết định rời căn hộ ở Mỹ Đình (Hà Nội) để về ở một ngôi làng yên bình bên kia sông Hồng. Mảnh đất nằm ở khu vực thoáng đãng, gần trung tâm Hà Nội là hồ Hoàn Kiếm, hướng đông nam nhưng lại thuộc dạng nhà ống mặt tiền 4,8 m, sâu 25 m, dễ dẫn đến thiếu gió và thiếu sáng. Tuy nhiên, nhờ những giải pháp hợp lý khi thi công, ngôi nhà xây dựng cho gia đình ba thế hệ đã được 4 năm vẫn mới, đẹp, thoáng sáng, không bị nồm, không bị ngập vào mùa lụt.
Anh Kiên tạo ra một giếng trời rộng ở giữa nhà để cho ánh sáng và gió có thể chan hòa tới các phòng. Không gian này để cho gió tự do trong khoảng sân thoáng đãng, nắng long lanh làm xanh lên những khoảnh cây giữa các tầng.
Hệ chớp kính ở giếng trời đóng mở tùy theo điều kiện thời tiết giúp gió lưu thông. Dưới mái kính là lớp rèm đóng mở tự động vừa điều tiết ánh sáng vừa cho phép chủ nhà cảm nhận được vẻ đẹp của những đêm trăng sáng hay lãng mạn lúc mưa rơi.
Nhà hướng đông nam nên có nắng gắt từ 10h đến 16h. Mặt tiền nhà có hệ thống lam chớp chéo cho nắng sớm trước 10h xuyên qua, chặn nắng gắt chiếu vào sau đó. Lớp cây ở mặt tiền giúp điều hòa không khí, đem tới cảm giác tươi xanh, bình yên. Ban công mỗi tầng đều giống như một khu vườn nhỏ với những loại cây do người thân, bạn bè tặng, được chủ nhà chăm sóc, lớn lên xanh mát, trổ hoa rực rỡ. Đó là cây lộc vừng vươn cao tới tầng hai suýt bị người chủ cũ bỏ đi nhưng anh Kiên thuê chở về trồng trước hiên giờ thường xuyên trổ hoa, ra lá đỏ. Cây hoa hồng bạch đang nở hàng chục bông được chiết từ cây giống của nhà ông bà ngoại...
Phòng sinh hoạt chung và bếp ăn liên thông qua không gian thông tầng, giúp mọi người trong nhà dễ dàng giao tiếp, người nấu ăn vẫn có thể nói chuyện được với mọi người ở trên nhà…
Để việc ngồi xem phim được thoải mái, gia đình chuyển sang bộ sofa da. Phòng sinh hoạt chung mở ra một khu vườn nhỏ với nhiều loại cây hoa lá là nơi thú vị để cả nhà trò chuyện, tụ tập bạn bè. Bệ cửa thấp tạo tạo góc nhìn mở rộng ra vườn hoa bên ngoài, mất cảm giác ngồi trong nhà.
Các phòng được bố trí lệch tầng và có khoảng sân chơi, đọc sách ở khu thông tầng, những ngày đẹp trời thì mọi người có thể ngồi uống trà, thư giãn. Cầu thang có dạng tấm gỗ thoáng giúp tăng khả năng lưu thông không khí, ánh sáng cho nhà.
Điểm ấn tượng với khách tới chơi nhà anh Kiên không chỉ là sự thoáng đãng, ánh sáng tràn ngập mà còn bởi màu xanh của cây cùng sắc hoa khắp nơi. Mặt tiền của nhà có dây leo rủ xuống, ở các tầng đều có bồn cây trước cửa sổ, khu giếng trời cũng trồng nhiều cây phù hợp với điều kiện ánh sáng. Vườn trên mái trồng cây dây leo và cây mọc tự nhiên giúp chống nóng và tạo màu xanh vào mùa hè. Ở tầng trên cùng, đằng sau phòng thờ và phòng giặt là một khu vườn nhỏ trồng các loại rau thơm dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Chủ nhà cũng cẩn thận tạo lớp chống thấm cho các mảnh vườn, bồn cây trong nhà.
Từ trong phòng ngủ, các thành viên đều có thể nhìn được màu xanh của bồn hoa bên ngoài. Cửa sổ thiết kế gần sát mặt sàn để không gian trong phòng thông thoáng, có rèm che đảm bảo riêng tư và điều chỉnh ánh sáng.
Phòng làm việc là một không gian mở, phía trước là vườn hoa. Những lúc cần thư giãn, chủ nhà có thể mở cửa để ngắm hoa lá, tận hưởng khí trời.
Ở các không gian sinh hoạt chung, các loại bàn ghế, tủ sách rỗng được sử dụng để phân chia không gian nhưng vẫn không cản ánh sáng, gió. Người ngồi trong nhà vẫn có thể nhìn ra những bồn cây xanh mát, giao tiếp với mọi người ở các tầng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?