Sống xanh » Gia đình xanh
Trông chờ ý thức
(17:48:21 PM 18/06/2011)
Tháng 9 vừa qua là lần đầu tiên sau 17 năm xã Diễn Hạnh (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) có bệnh nhân mắc SXH. Đây cũng là điểm nóng của huyện trong đợt dịch này với 27 bệnh nhân, hiện còn năm trường hợp đang tiếp tục điều trị tại cơ sở y tế.
Bệnh nhi Đinh Thế Quân đang được bác sĩ kiểm tra sức khỏe
Bác sĩ Ngô Trọng Lộc – Trạm trưởng Tram Y tế xã Diễn Hạnh cho biết ngay khi xuất hiện bệnh nhân SXH đầu tiên, trạm đã tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường và mắc màn khi ngủ, kể cả ngủ ban ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả người dân đều thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tình trạng ngủ không mắc màn, không lật úp các vật có thể chứa nước để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi gây bệnh, thả cá rô vào bể chứa nước để diệt loăng quăng… đều không được thực hiện.
Tại nhà ông Chánh (xã Diễn Hạnh), bác sĩ Phạm Đình Du - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An dễ dàng phát hiện những đám loăng quăng trong vại chứa nước. Đến khi đó, chủ nhà mới lật úp vại xuống để loại bỏ bọ gậy.
Nước tù đọng thuận lợi cho muỗi gây SXH phát triển
Bác sĩ Cao Văn Tương - Giám đốc TTYT huyện Diễn Châu không giấu được lo lắng trước tình trạng người dân chủ quan, lơ là với dịch bệnh dù đã được tuyên truyền ráo riết. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự chủ quan này là đã lâu xã Diễn Hạnh không có người mắc SXH.
Tại Hà Tĩnh, tính đến cuối tháng 9 đã có 768 bệnh nhân mắc SXH. Đáng nói là có tới 95% trường hợp không có biểu hiện triệu chứng nên dịch lây lan nhanh, người dân không quan tâm tới phòng bệnh.
Để diệt nơi sinh sản của muỗi gây bệnh, cán bộ y tế hướng dẫn dân thả cá rô vào bể nước để diệt bọ gậy, nhưng cá không sống được. Khi đó việc việc vận động bà con đổ hết nước mưa tích trữ trong các vại, chum, bể rất khó khăn.
Ngay cả khi trong gia đình có người sốt cao, người nhà cũng tự ý đi mua thuốc cảm cúm, hạ sốt về cho uống chứ không đi khám tại cơ sở y tế. Chỉ đến khi bệnh nặng lên, xuất huyết chân răng, huyết áp tụt, sốc, tiểu cầu chỉ còn 40.000 đơn vị như trường hợp bệnh nhi Đinh Thế Quân, ( thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), người lớn mới đưa bệnh nhân đi viện trong tình trạng cấp cứu.
Một cuộc điều tra nhỏ về hiểu biết của người dân ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho kết quả đáng lo khi nhiều người dân vẫn nghĩ SXH là do ngã nước (thay đổi môi trường sống), thay đổi thời tiết chứ không phải do bị muỗi mang virus đốt.
BS Phạm Đình Du chỉ cho người dân thấy ổ bọ gậy sinh sôi trong rác thải ở góc vườn.
Bác sĩ Trịnh Khắc Huệ - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, số ca mắc bệnh nhiều nhưng chưa có tử vong nên người dân không thấy sợ. Mặc dù cán bộ y tế đến tận nhà hướng dẫn vệ sinh môi trường nhưng khi cán bộ đi thì tình trạng cũ lại tái xuất hiện.
Điều kiện môi trường mất vệ sinh rất thuận lợi cho muỗi mang virus SXH phát triển. Bên cạnh đó những ngày qua, mưa lác đác, rồi mưa lũ ập tới khiến việc phun thuốc diệt muỗi trưởng thành không thực hiện được nên nguy cơ dịch SXH bùng phát là rất lớn.
Bác sĩ Phạm Đình Du trăn trở: “Dịch giảm hay không phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân vì cán bộ y tế có tuyên truyền tốt đến mấy mà dân không ý thức thì dịch bệnh vẫn lây lan”.
Bác sĩ Võ Viết Quang cho biết tại Hà Tĩnh, số trẻ em mắc SXH cao hơn năm 2009. Hà Tĩnh có 280 trẻ em mắc SXH/ 768 ca mắc SXH toàn tỉnh từ đầu vụ dịch đến nay. Phần lớn bệnh nhân trẻ em dưới 15 tuổi. Năm 2009, chỉ có vài chục ca SXH là trẻ em trong tổng số hơn 200 bệnh nhân SXH.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?