Sống xanh » Gia đình xanh
Sữa đậu nành rong chứa khuẩn có trong chất thải người
(17:59:17 PM 18/06/2011)
Kết quả kiểm tra vi sinh các mẫu phẩm sữa đậu nành đường phố vừa được công bố cho thấy, bên cạnh nhiều chất vi sinh gây tiêu chảy khác, khuẩn E. Coli được phát hiện trong loại sữa đậu nành này gấp tới 250 lần cho phép và rất dễ dàng gây tiêu chảy khi cơ thể miễn dịch kém.
Nhiều vi sinh gây tiêu chảy gấp tới 30.000 lần so phép
Kết quả kiểm tra vi sinh của các mẫu phẩm sữa đậu nành đường phố (lấy từ các gánh hàng rong và từ các lò sữa đậu nành cung ứng cho các nhà trẻ, tiệm cơm bình dân, các quán giải khát) do Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm - Sở Khoa học&Công nghệ TPHCM thực hiện và thông báo ngày 18/04/2009 cho thấy có rất nhiều vấn đề đáng quan ngại.
Các chai sữa đậu nành bằng nhựa méo mó, không nắp đậy được rong ruổi hứng bụi khắp các đường phố rồi bán cho người tiêu dùng. Ảnh CTV |
Theo kết quả xét nghiệm của Thạc sỹ, bác sĩ Trang Thị Ánh Tuyết, Đại học Y khoa TPHCM, các loại vi sinh gây bệnh tiêu chảy gồm: Bacillus cereus, Clostrisdium perfringens, Coliforms, E.coli, nấm men, mốc, TPC – sinh vật hiếm khí đều được phát hiện trong mẫu sữa đậu nành ngoài đường phố.
Cụ thể, vi sinh Bacillus cereus (gây tiêu chảy) bình thường nếu được đun sôi sẽ bị tiêu diệt, nhưng ở mẫu sữa đậu nành đường phố thì kết quả kiểm nghiệm cho thấy, vi sinh này còn tồn tại và nhiều gấp 900 lần tiêu chuẩn cho phép; Coliform gấp 30.000 lần chỉ tiêu cho phép; tổng số nấm men mốc gấp bảy lần qui định cho phép; và tổng vi sinh vật hiếm khí gấp 6.800 lần cho phép.
Đặc biệt, kết quả kiểm tra này cho thấy, khuẩn E. Coli có mặt trong sữa đậu nành đường phố gấp 250 lần cho phép và rất dễ dàng gây tiêu chảy khi cơ thể miễn dịch kém. (Xem bảng thống kê cuối bài viết).
Sữa đậu nành là một trong 10 nhóm thực phẩm mà theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, trong Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (15/4 - 15/5), thực sự rất cần có sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng đến sản phẩm này.
Điều cần lưu ý nhất là về chất lượng của sản phẩm sữa đậu nành không có nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc đang bán rộng rãi tại các đường phố, trường học, bệnh viện, khu dân cư, chợ, khu công nghiệp có thể gây tác hại đến sức khỏe của người dân.
Cũng như những người bán rong các thực phẩm đường phố, hiện nay, những người sản xuất và kinh doanh sữa đậu nành đường phố đều đang khiến cơ quan chức năng đau đầu vì chuyện quản lý.
Sẽ có 10 đoàn thanh kiểm tra đột xuất trong tháng ATVSTP
Trong một cuộc trao đổi với báo chí, Đại diện Phòng Quản lý An toàn Vệ sinh Thực phẩm - Sở Y tế TPHCM cũng thừa nhận rằng việc quản lý những người bán rong thực phẩm có nguy cơ rất phức tạp.Nếu chiếu theo quy định, họ phải khám sức khỏe ít nhất một năm một lần và qua lớp tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng phần lớn trong số này không thực hiện vì nhiều lý do khác nhau.
Cũng theo quy định, nếu người bán hàng thực phẩm có bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây ô nhiễm thực phẩm như lao tiến triển, viêm gan siêu vi A, E, tả, lỵ, thương hàn, viêm đường hô hấp cấp phải dừng công việc để trị bệnh. Tuy nhiên, điều này không khả thi trong thực tế.
Hy vọng sẽ có thêm các đoàn thanh kiểm tra trong thời gian gần tập trung vào kiểm tra các cơ sở sản xuất sữa đậu nành đường phố. Ảnh CTV |
Hiện nay, cả nước có gần 470.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Tuy nhiên, con số này trong thực tế có thể cao hơn khá nhiều vì chưa tính hết các cơ sở nhỏ lẻ, cá thể… Chỉ riêng TPHCM đã có 47.800 cơ sở , chiếm 10 phần trăm trong số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong nước. Trong số đó, có rất nhiều cơ sở chưa được kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại Hà Nội, chỉ riêng năm 2008 đã kiểm tra 43547 cơ sở nhưng có gần 5000 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đã từng có một khảo sát và công bố kết quả trên 90% số mẫu sữa đậu nành đường phố là không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm…Với tình hình này, nếu không có các giải pháp tốt sẽ dẫn đến những tổn thất đáng kể cho sức khỏe của người dân và của cải vật chất của xã hội.
Chủ đề "Cộng đồng trách nhiệm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:Nhà nước-doanh nghiệp-người tiêu dùng” của Tháng vì an toàn vệ sinh thực phẩm từ 15/4 đến 15/5/2009 trên toàn quốc đang được Bộ Y tế thực thi rõ ràng rất hữu ích trong thời điểm này nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn thực phẩm của người dân Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, sẽ có 10 đoàn thanh kiểm tra đột xuất việc áp dụng các quy định pháp luật hiện nay của các doanh nghiệp ở 31 tỉnh, thành phố. Các cuộc thanh tra sẽ tập trung vào những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý, những vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.
Hy vọng sẽ có thêm các đoàn thanh kiểm tra trong thời gian gần tập trung vào kiểm tra các cơ sở sản xuất sữa đậu nành đường phố, đặc biệt là sau khi kết quả kiểm định chất lượng sữa đậu nành đáng giật mình nói trên được công bố.
STT | Chỉ tiêu kiểm nghiệm | Đơn vị tính | Kết quả | Phương pháp |
1 | Bacillus cereus | CFU/ml | 9.0*103 (Tiêu chuẩn cho phép: 1.0*101) | ISO 7932:2004 (*) |
2 | Clostrisdium perfringens | CFU/ml | <01 (Tiêu chuẩn cho phép: 1.0*101) | ISO 7937: 2004 (*) |
3 | Coliforms | CFU/ml | 2.9*105 (Tiêu chuẩn cho phép: 1.0*101) | ISO 4832: 2006(*) |
4 | E.coli | MPN/ml | 7.5*102 (Tiêu chuẩn cho phép: 03) | ISO 11866-1 (*) |
5 | Staphy lococcus aureus | /ml | Không phát hiện (Tiêu chuẩn cho phép: 1.0*101) | Ref. ISO 6888-3: 2003 (*) |
6 | Tổng số nấm men, mốc | CFU/ml | 7.0*102 (Tiêu chuẩn cho phép: 1.0*102) | ISO 6611: 2004 (*) |
7 | TPC | CFU/ml | 6.8*107 (Tiêu chuẩn cho phép: 1.0*104) | ISO 4833: 2003 (*) |
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?