Sống xanh » Gia đình xanh
Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người
(17:50:25 PM 18/06/2011)
“Nếu đã chạm tay vào loại cây này thì đừng dụi tay lên mắt vì có thể làm cho mắt bạn mù một phần hoặc vĩnh viễn”, thông tin này loan truyền trên mạng mấy ngày qua khiến rất nhiều người TP HCM lo lắng. Bởi Vạn niên thanh là loại cây rất được ưa chuộng ở phía Nam dùng để trồng làm cảnh trong nhà, ngoài vườn, trang trí công sở. Các giáo viên trường mẫu giáo Mầm Non 4, Quận 3, TP HCM, nơi có trồng nhiều cây Vạn niên thanh trong sân trường, bàng hoàng khi nghe tin loại cây này có độc. "Không ngờ là cây có độc, chúng tôi sẽ nhổ bỏ loại cây này ngay lập tức vì có thể có hại cho các cháu", các cô giáo cho biết. Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Văn Lệ, Tiến sĩ Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, loại cây này có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar (tên thường gọi: Vạn niên thanh), thuộc họ ráy (Araceae), thân mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế giới.
Cây vạn niên thanh được ưu ái trồng chốn công sở, tư gia. Ảnh: Ngoan Ngoan
Theo Tiến sĩ Lệ, độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào tạo tinh thể. "Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...", Tiến sĩ Lệ cho biết.
Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.
Tuy nhiên Tiến sĩ Lệ cho rằng, các triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào.
Ông Lệ khẳng định, y học hiện nay chỉ mới ghi nhận một ca ngộ độc Vạn niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005. Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi ở Cộng hòa Czech nuốt phải lá Vạn niên thanh và bị thủng động mạch chủ thực quản, gây xuất huyết ồ ạt.
Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP HCM, Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Long An cho biết, Vạn niên thanh thuộc loại cây cảnh. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.
Theo ông Lãng, Vạn niên thanh tuy có độc nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định nếu nuốt phải hoặc bị dính mủ cây với lượng lớn chứ không gây chết người cực nhanh như tin đồn. Ngoài ra không phải ai cũng bị những triệu chứng trên mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Một số chủng Vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema Modestum) còn được dùng như một loại dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường tim lợi thủy, cầm máu, trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bạch hầu, bỏng nước sôi, thủy thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt...
Vì thế, theo ông Lãng, không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Ông nói: "Chỉ cần lưu ý khi trồng Vạn niên thanh nên trồng vào chậu cao, tránh xa tầm với của trẻ em và khi tiếp xúc thì tránh bị mủ cây dính vào da".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?