Sống xanh » Gia đình xanh
Sáu loại bệnh di truyền thường gặp ở trẻ
(18:01:09 PM 18/06/2011)
Theo nghiên cứu khoa học, rất nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến di truyền, cộng với yếu tố môi trường, các loại bệnh nan y ở con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng sẽ gia tăng.
Dưới đây là một số những loại bệnh di truyền thường gặp ở trẻ nhỏ, được các chuyên gia ở tạp chí Làm cha làm mẹ (Parenting) của Mỹ giới thiệu.
Bệnh về thị lực
Theo các chuyên gia ở Trung tâm Điều trị Bệnh nhãn khoa Baltimore (Mỹ) có ba dạng bệnh mang tính di truyền về mắt ở trẻ nhỏ, một là cận thị, hai là bệnh mù màu và ba là giảm thị lực (amblyopia).
Nếu cha mẹ mắc bệnh cận thị thì khả năng mắc bệnh ở con cái có thể tăng từ 25-50%. Riêng bệnh mù màu (color blindness) thì chỉ có phụ nữ mang gene gây bệnh truyền sang cho con cái, song rất lạ là chỉ có các bé trai mới mắc bệnh. Theo đó, nếu người mẹ mang gene mù màu thì rủi ro mắc bệnh ở các bé trai tăng tới 50 phần trăm.
Dấu hiệu: Trẻ thường xuyên kêu đau đầu, nhức mắt hoặc chảy nước mắt, nhất là khi đọc sách báo, xem tivi hoặc các buổi học.
Cách khắc phục: Mặc dù trước khi đến trường trẻ không kêu ca về bệnh cận nhưng khi được khoảng ba tuổi nên đưa trẻ đi khám, riêng trẻ mắc bệnh mù màu thì nên khám lúc trẻ được năm tuổi. Nếu cần có thể cho trẻ đeo kính để giúp trẻ cảm nhận được ánh sáng một cách chính xác. Trong trường hợp mắc bệnh giảm thị lực nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Bệnh Eczema
Đây là bệnh mang tính di truyền có tỷ lệ mắc bệnh giống như bệnh dị ứng (50-50), vì vậy mà người ta coi bệnh eczema giống như một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt, tuy nhiên bệnh lại có những đặc thù riêng như điều kiện phát bệnh.
Nó rất hợp với điều kiện khô lạnh, nhất là khi ăn nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng. Ngoài ra cuộc sống căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Bằng chứng, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình bất hạnh, bố mẹ bỏ nhau thì nguy cơ mắc bệnh eczema cao trên hai lần so với những đứa trẻ sống trong các gia đình hạnh phúc.
Dấu hiệu: Eczema là căn bệnh rất khó phát hiện và rất dễ nhầm với những căn bệnh khác. Hiện tượng thường gặp là da khô dạng vảy, tróc đỏ từng mảng, xuất hiện nhiều ở trên trán, đầu gối, khuỷu tay .v.v. Khi phát bệnh thường gây ngứa, càng gãi, bệnh càng phát triển, hậu quả làm cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng phát triển.
Cách khắc phục: Đưa trẻ đi khám để xác định mức độ mắc bệnh và điều trị kịp thời. Nên duy trì độ ẩm thích hợp, sử dụng các loại kem làm ẩm, chống viêm nhiễm, nhất là kem topical steroid cream, sử dụng thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm.
Bệnh đau nửa đầu
Nguy cơ mắc bệnh: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh đau nửa đầu thì rủi ro mắc bệnh ở con cái là 50%, mức độ này sẽ tăng lên nếu cả cha lẫn mẹ cùng mắc bệnh.
Triệu chứng: Rất đa dạng vì có sự kết hợp của hiện tượng cảm giác đau đầu phía trước, buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn. Bệnh thường phát triển rõ khi trẻ được tám tuổi trở lên, tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ hóa và đi kèm với trạng thái sợ hãi.
Cách khắc phục: Trước tiên cha mẹ phải là người đầu tiên phát hiện ra bệnh, đặc biệt phát hiện ra hoàn cảnh phát bệnh. Ví dụ khi đang ăn, khi nào thì cơn đau bắt đầu hoặc do các loại thức ăn gì gây ra, mức độ mệt mỏi....
Bệnh đau nửa đầu rất dễ điều trị, có trường hợp ngủ một giấc là hết hoặc uống buprofen hay acetaminophen. Nên đưa trẻ đi khám sớm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nên nhớ, không được điều trị kịp thời có thể phát sinh những căn bệnh thần kinh, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và chuyện học hành của trẻ.
Bệnh IBS
Irritable Bowel Syndrome- viết tắt là IBS (tạm dịch: Hội chứng kích thích ruột). Theo nghiên cứu của các chuyên gia ĐH Sydney, Australia, đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và mang tính di truyền. Theo đó, nếu cha mẹ mắc bệnh IBS hoặc bệnh ợ chua (reflux) con cái cũng dễ mắc bệnh theo.
Dấu hiệu thường gặp: Đau bụng dưới, hoặc cũng có thể táo bón hay tiêu chảy, thường gặp khi trẻ bước vào đi học, gây cảm giác khó chịu, nhiều khi không muốn ăn và ăn không ngon miệng.
Cách khắc phục: Nếu nghi ngờ mắc bệnh nên đưa trẻ đi khám sớm, bác sĩ sẽ làm một số phép thử test để kiểm tra mức độ lâm bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, việc thay đổi cách sống, áp dụng lối sống khoa học, tránh dùng một số loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng bệnh, bổ sung thêm probiotic (khuẩn có ích) vào cho sữa chua, hướng dẫn trẻ các kỹ năng giảm stress, luyện tập, hoạt động, tránh cuộc sống tĩnh tại.
Bệnh dị ứng
Mức độ mắc bệnh: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì rủi ro mắc bệnh dị ứng ở trẻ là 50 phần trăm nhưng nếu cả hai mắc bệnh thì mức độ rủi ro này càng cao.
Dấu hiệu: Thường có hiện tượng cảm lạnh, viêm nhiễm tai, mũi đỏ, đau nhức mũi, khó chịu, ngoài ra còn có trường hợp đỏ và đau mắt, hắt hơi, ho liên tục, hoặc các dấu hiệu như hen, v.v...
Cách khắc phục: Nếu xuất hiện những hiện tượng trên ở nhóm trẻ từ 3-5 tuổi, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp nhẹ bác sĩ có thể cho dùng thuốc như anthihistamines, hoặc thuốc nhỏ mũi. Trường hợp nặng như khó thở có thể phải làm một số phép thử, kể cả thử máu và dùng một số loại thuốc, như thuốc chống dị ứng hoặc liệu pháp miễn dịch.
Bệnh có liên quan đến cảm xúc
Không chỉ có những loại bệnh về thể chất mà còn có cả những căn bệnh liên quan đến thần kinh trẻ cũng rất dễ mắc phải do di truyền để lại, trong đó có căn bệnh liên quan đến cảm xúc, bệnh trầm cảm, lo lắng, bệnh rối loạn đa cực .v.v...
Đây là những căn bệnh rất khó chẩn đoán nhưng lại gây ra nhiều nỗi cơ cực cho trẻ nhỏ. Nếu phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như buồn không bình thường, bồn chồn, lo lắng, thiếu hụt chú ý hoặc thay đổi tính cách, ăn uống thất thường thì nên đi khám ngay. Sau khi tìm ra nguyên nhân bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?