Sống xanh » Gia đình xanh
Sẵn sàng kiểm tra bụi phóng xạ trên người
(17:46:41 PM 18/06/2011)
Sáng qua, 18-3, Bộ Y tế có cuộc họp khẩn với các bộ ngành liên quan để bàn về việc Việt Nam sẵn sàng cử lực lượng y tế sang Nhật Bản cứu chữa các nạn nhân thảm họa ngày 11-3 và, nhất là bàn kế hoạch sẵn sàng triển khai giảm sát, kiểm tra nguy cơ nhiễm xạ từ những người từ Nhật Bản trở về. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEC) được giao phối hợp với Bộ Y tế để thực hiện nhiệm vụ này.
Chiều qua, cán bộ kỹ thuật INST kiêm tra đầu ống hút không khí tại một trạm đo ở Hà Nội để tìm phóng xạ từ Nhật Bản
Trong số các nội dung được thảo luận, có nội dung về địa điểm kiểm tra hành khách từ Nhật Bản về. Theo đó, nên kiểm tra các đối tượng nguy cơ cao ở đâu, ở ngay cửa khẩu hàng không quốc tế hay ở các bệnh viện chuyên môn nhằm giảm tối đa sự lo lắng, ồn ào không đáng có.
Về nhân lực, vật lực cho công tác này, VAEC giao cho một số đơn vị trực thuộc, trong đó có Viện Khoa học&Kỹ thuật Hạt nhân (INST). TS Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng INST, cho hay cán bộ nhân viên của INST đã ở tư thế sẵn sàng, có thể di chuyển đến bất cứ địa điểm nào ngay sau khi được yêu cầu: “Các cán bộ đã được đào tạo tại Nhật Bản. Các thiết bị cũng do phía Nhật bản cung cấp”.
KS Nguyễn Quang Long, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn Bức xạ&Môi trường, cho phóng viên Tiền Phong xem các bộ thiết bị, dụng cụ chuẩn bị cho ứng phó với tình huống khẩn cấp như quần áo, găng, ủng bảo hộ đặc biệt chống nhiễm xạ, mặt nạ lọc các chất phóng xạ nhân tạo Iodine-131 và cesium-137, thoát ra từ các vụ nổ lò hạt nhân của Nhật Bản mới đây.
Tăng cường giám sát phóng xạ
Theo chỉ đạo của Bộ Khoa học&Công nghệ, công tác đo và giám sát ô nhiễm phóng xạ trong không khí tại tất cả các trạm kiểm soát phóng xạ trên cả nước tiếp tục được tăng cường. Tại trạm vùng phía Bắc, theo TS Trịnh Văn Giáp, tần suất lấy mẫu không khí và nước mưa để phân tích các đồng vị phóng xạ phát ra từ các lò hạt nhân Nhật Bản thay đổi ít nhất hai lần kể từ hôm INST được lệnh gia tăng giám sát.
Trước đây, mỗi tháng, INST lấy mẫu một lần, mỗi lần kéo dài 4-5 ngày với lưu lượng hút khí qua phin loc là 500m3/giờ. Sau sự cố hạt nhân Fukushima đầu tiên, tần suất lấy mẫu được rút xuống còn năm ngày một lần. Và gần đây nhất, kể từ hôm qua, 18-3, INST rút ngắn tần suất lấy mẫu còn hai ngày một lần và tiến hành hút mẫu không khí liên tục trong 24 giờ. Đầu chiều mỗi ngày, đích thân lãnh đạo INST trực tiếp báo kết kết quả đo phóng xạ hôm trước. Trước sáu giờ chiều mỗi ngày, ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học&Công nghệ nói, sẽ thông báo ngay tình hình phóng xạ cả nước trên trang chủ của VAEC.
Sau khi cho 12000 m3 không khí đi qua, phin lọc đặc chủng mua của nước ngoài được đem hóa tro rồi đem phân tích các đồng vị phóng xạ trên hệ phân tích gamma phông thấp. Tại khu vực phía Bắc, các mẫu không khí được lấy từ hai nơi là Hà Nội và tỉnh Lạng Sơn. Sau 24 giờ phân tích mỗi mẫu theo quy trình phân tích chuẩn, cho đến chiều qua, vẫn chưa phát hiện mẫu nào có biểu hiện nhiễm phóng xạ bay từ Nhật Bản sang.
Cẩn thận hơn, cũng từ hôm qua, INST còn cho lẫy mẫu nước mưa ở cả hai địa điểm, mỗi mẫu có dung tích 350 lít, để xác định xem các đồng vị phóng xạ có lắng trong nước mưa hay không. Kết quả phân tích mẫu nước mữa phải hai ngày sau mới có.
Thiết bị di động kiểm tra nhiễm phóng xạ trên người hành khách đã sẵn sàng
Từng phát hiện phóng xạ từ Chernobyl bay sang
Chuyên gia của INST khẳng định các thiết bị hiện tại tuy chưa phải hiện đại nhất nhưng đều đạt tiêu chuẩn đo lường quốc tế. Cách đây đúng 25 năm, sau khi xảy ra tai nạn nổ lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl (thuộc Cộng hóa Ucraina) thuộc loại lớn nhất thế giới từ trước đến nay, các cán bộ của INST đã đo được bụi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bay sang Việt Nam. Ghi nhận liên tục trong một tháng hồi tháng 6-1986, khu vực Hà Nội được xác định có đồng vị phóng xạ Cesium-137 trong không khí với nồng độ gấp 100 lần so với mức bình thường. Rất may, nồng độ hồi đó rất nhỏ so với nhiều nơi khác trên thế giới và chưa đạt đến ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.
Sự kiện cảnh giác với phóng xạ từ Nhật Bản hy vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trên toàn quốc. Mạng lưới này, theo lộ trình, phải hoàn thành trước năm 2014, thời điểm Việt Nam bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Các số liệu quan trắc ô nhiễm phóng xạ ở Việt Nam từ trước đến nay thu thập chưa hệ thống và liên tục do chưa có mạng lưới quan trắc hoàn chỉnh. Toàn quốc hiện chỉ có ba trạm vùng, bao gồm trạm vùng miền Bắc, trạm vùng miền Trung (do Bộ Tư lệnh Hóa học, Bộ Quốc phòng, đảm nhiệm), và trạm Tây Nguyên- Nam Bộ (do Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, trực thuộc VAEC, đảm nhiệm).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?