Sống xanh » Gia đình xanh
Rubella thành dịch, nhiều người bị biến chứng viêm não
(17:45:25 PM 18/06/2011)
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 8/5, trong tình trạng hôn mê sâu, phải đặt nội khí quản thở máy. Trước đó, cô gái trẻ bị đau đầu liên tục, nôn, buồn nôn, có biểu hiện rối loạn tinh thần, nói năng lảm nhảm, không nhận ra người nhà.
“Bệnh nhân bị biến chứng viêm não do mắc rubella. Rất may, sau hai ngày điều trị, diễn biến đã khá hơn, bỏ được máy thở”, bác sĩ Cấp nói.
Một bệnh nhân nhiễm rubella bị biến chứng viêm não đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung uơng. Ảnh: Nam Phương.
Trong ngày 8/5, Bệnh viện Nhiệt đới cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam, 25 tuổi, bị rubella biến chứng viêm não chuyển từ Hải Dương lên. Anh này vào viện trong tình trạng kích thích vật vã, hôn mê, không phải thở máy.
Trước đó, anh có biểu hiện sốt, mệt mỏi, nổi ban khắp người, từ mặt lan xuống đến ngực, tay và chân, sau 4 ngày thì ban lặn. 2 ngày sau, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ, hôn mê. Tình trạng hôn mê không quá nặng, tuy nhiên sau 2 ngày cấp cứu anh vẫn chưa tỉnh.
Trên đây chỉ là 2 trong số 4 ca rubella nặng, biến chứng viên não đang điều trị tại bệnh viện này. Chỉ tính riêng gần 10 ngày đầu tháng 5, Bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu cho 8 ca viêm não.
Bác sĩ Cấp cho biết, rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức ở người bình thường thì không nghiêm trọng, thường không để lại biến chứng. Biểu hiện bên ngoài gần giống sởi: sốt cao, nổi hạch, phát ban (từ mặt xuống đến ngực, tay, chân, khi xuống đến chân là ban ở mặt bắt đầu bay). Bệnh chỉ nguy hiểm với thai phụ vì dễ gây dị tật thai nhi.
Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân mắc rubella vẫn có một tỷ lệ nhất định bị biến chứng. Ước tính cứ 10.000 ca mắc thì có 1-3 ca biến chứng viêm não. Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ tháng 2 đến ngày 9/5, trong số hơn 5.500 bệnh nhân đến khám vì sốt phát ban có khoảng 2.000 ca mắc rubella. Đặc biệt, có 48 ca bị biến chứng viêm não.
Hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia mới tiêm phòng sởi, quai bị, uốn ván… chưa tiêm ngừa rubella. Không những thế, trước đây bệnh rubella không lưu hành phổ biến. Vì thế, hầu hết người dân chưa có kháng thể với bệnh này. Năm nay bệnh bùng phát thành dịch, kéo dài từ đầu năm đến nay, số lượng người mắc lớn nên có nhiều ca bị biến chứng viêm não.
Biến chứng này thường xuất hiện vào ngày 5,6,7 của bệnh khi ban lặn. Ngoài ra cũng không thể dự báo trước được trường hợp nào bị biến chứng, trường hợp nào không. Vì thế, trong giai đoạn này, những bệnh nhân mắc rubella nên theo dõi nếu có biểu hiện rối loạn tinh thần thì cần đưa ngay đến bệnh viện.
Thời gian ủ bệnh rubella là 5-7 ngày. Vào ngày thứ 2, 3 người bệnh bắt đầu phát ban, có người sáng sốt đến chiều đã nổi ban. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Vì thế, để phòng bệnh cần tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang, vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi hắt hơi. Khi có biểu hiện sốt, phát ban thì không được tự ý dùng thuốc mà cần đến khám để xác định chính xác bệnh. Rubella là bệnh do virus nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?