Sống xanh » Gia đình xanh
Ra mắt kính kháng khuẩn
(17:49:45 PM 18/06/2011)
Có đến một trong mười người châu Âu đi vào bệnh viện sẽ bị nhiễm trùng vi khuẩn ở đó, mà có thể dẫn đến biến chứng y tế. Ước tình mỗi năm có khoảng 50.000 người ở Châu Âu chết vì nhiễm trùng trong khi phải nhập viện vì các bệnh khác.
Con số này thật đáng kinh ngạc khi nó nhiều hơn 21% số người bị chết vì tai nạn giao thông ở Châu Âu. Đấy là chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế do chi phí chữa trị.
Bên cạnh các giải pháp vệ sinh thông thường, các chuyên gia y tế và các nhà quản lý đang tìm các biện pháp khác trong chiến đấu cuộc khủng hoảng này, bao gồm công tác phòng chống trong kiến trúc.
Theo Tiến sĩ Jean Vanderpas, dịch tễ và các đơn vị bệnh viện vệ sinh của bệnh viện Brugmann tại Brussels, nhằm làm giảm nhiễm trùng bệnh viện "Chúng ta phải tính đến biện pháp khắt khe hơn nhiều về mặt kiến trúc. Phải xem xét việc sử dụng vật liệu giảm tải vi khuẩn trong môi trường.
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần 5 giây tiếp xúc với một bề mặt bị ô nhiễm cũng đủ để nhận 99% số vi khuẩn bám tại đó. Kính kháng khuẩn tiêu diệt 99,9% các vi khuẩn trên bề mặt của nó, và do đó có thể trở thành công cụ trong việc giảm tải vi khuẩn trên bề mặt nơi một môi trường vô trùng là điều cần thiết.
Đặc biệt, phim an toàn được áp dụng cho mặt sau của kính trong suốt quá trình sản xuất. Nếu kính bị vỡ, các mảnh vỡ vẫn còn dính trên phim.
Làm như thế nào?
Kính kháng khuẩn giúp loại bỏ vi sinh ngay khi chúng tiếp xúc với bề mặt của kính. Khả năng kháng khuẩn của kính dựa trên lớp bạc tráng trên bề mặt. Bằng chứng các thuộc tính kháng khuẩn của bạc đã có sẵn từ thời La Mã.
Sĩ quan trong quân đội La Mã luôn có sức khỏe tốt hơn bộ binh, và một trong những yếu tố này có thể đã được chứng minh vì sĩ quan La Mã được phục vụ bởi đồ dùng bằng bạc trong khi lính bộ binh sẽ ăn bằng đĩa được làm từ các kim loại khác.
Những nghiên cứu rộng rãi về tính chất của bạc đã chứng minh rằng nó thực sự có chức năng kháng khuẩn mạnh. Quy trình cấp bằng sáng chế Kính nổi AGC liên quan đến việc khuếch tán các ion bạc vào các tầng trên của kính.
Các ion tương tác với vi khuẩn và tiêu diệt chúng bằng cách vô hiệu hoá sự trao đổi chất và phá vỡ cơ chế phân chia của chúng.
Thiết lập các tiêu chuẩn
Kính phẳng kháng khuẩn AGC đã được thử nghiệm bởi các phòng thí nghiệm độc lập và các trường đại học, với kết quả xác nhận dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu và Nhật Bản.
Thử nghiệm tuổi thọ đã chứng minh rằng các chức năng của kính không giảm đi theo thời gian. Thủy tinh có thể được sử dụng cho tất cả các loại bề mặt, từ kính để phủ tường và gương.
Bình luận về sự ra mắt của kính kháng khuẩn, Jean-François Heris, Chủ tịch & CEO, Kính phẳng AGC Châu Âu, cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng bởi các ứng dụng thực tế của kính kháng khuẩn. Chúng tôi dự đoán nhu cầu đáng kể cho sản phẩm của chúng tôi từ tất cả các lĩnh vực cần phải vệ sinh. Đây là một ví dụ khác về cách thức sản phẩm của chúng tôi có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu người như thế nào. "
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?