»

Thứ sáu, 22/11/2024, 02:11:20 AM (GMT+7)

Quanh thông tin bệnh 'Mở khóa đầu'

(17:49:27 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Đã hàng chục năm nay, căn bệnh mở khóa đầu được người dân ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) truyền tai nhau như một sự kỳ lạ. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em sơ sinh.


Bà Vi Thị Ngọ vẫn còn ám ảnh bởi căn bệnh mở khóa đầu.

 

Bài 1: Dân nói có

 

Lạ

 

Đến nhiều xã thuộc huyện Lục Ngạn như: Biên Sơn, Kim Sơn, Hồng Giang, Giáp Sơn, Phì Điền... hỏi về căn bệnh mở khóa đầu, hầu như người dân nào cũng kể vanh vách các triệu chứng. Nhiều cán bộ cấp xã, huyện cũng cho rằng trên thực tế có bệnh này và bản thân họ hoặc người thân trong gia đình từng phải chữa trị.

 

Nữ hộ sinh tại Trạm xá xã Kim Sơn, Nguyễn Thị Dung cho biết: Đó là căn bệnh thường gặp đối với người dân ở xã này. Bệnh xuất hiện trên địa bàn bắt đầu từ những năm 89-90 của thế kỷ trước nhưng không những không giảm mà ngày càng tăng. Đến nay, hầu hết trẻ em trong xã đều mắc phải.

 

Thời gian phát bệnh chủ yếu là trong tháng đầu tiên khi trẻ ra đời. Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nặng dẫn đến sùi bọt mép.

 

“Cách đây vài tháng, có một bé mới sinh vài tiếng đồng hồ nhưng không khóc được, không bú, bọt mép sùi cả hai bên mà cứ thỉnh thoảng lại nấc lên. Tôi nghĩ là cháu bị mở khóa đầu nên bảo bố mẹ có phương án chữa trị. Lạ là khi chữa xong, cháu không còn nấc nữa, da hồng hào và đòi bú” - Chị Dung kể.

 

Cũng là người lâu năm trong nghề, thấy đây là căn bệnh khá phổ biến ở địa phương nên dự lớp tập huấn nào chị cũng tranh thủ hỏi ý kiến các thầy giáo có chuyên môn về lĩnh vực này, tuy nhiên câu trả lời là: “chưa từng gặp” hoặc “không có bệnh này trên thực tế”…

 

Tuy nhiên, với trách nhiệm của mình, ngay khi đỡ đẻ xong chị không quên nhắc sản phụ và người nhà để ý đến bệnh mở khóa đầu ở bé để có cách chữa trị kịp thời.

 

Người lớn cũng bị

 

Chỉ vào đứa bé đang chơi trong nhà, bà Vi Thị Ngọ (thôn Đồng Đèo, xã Kim Sơn) giới thiệu với chúng tôi đó là cháu ngoại. “Khi mới sinh cháu cũng bị mở khóa đầu đấy”.

 



Cháu Mã Văn Hà, hai năm trước đây cũng bị bệnh mở khoá đầu.


Cháu bé tên là Mã Văn Hà, năm nay hơn 2 tuổi, bị mắc bệnh mở khóa đầu khi vừa mới lọt lòng mẹ. “Cháu nó đẻ ra mà không thấy khóc, không thấy đòi bú, bụng căng đầy hơi. Chúng tôi lo lắng tưởng cháu bị sinh thiếu tháng, hỏi bác sỹ ở trạm xá xã thì bác sỹ bảo “cháu chịu cái bệnh này rồi, gia đình phải đi tìm thuốc Nam thôi”. Lấy thuốc Nam về đắp cho cháu thì khoảng 15 phút sau cháu đòi bú bình thường”.

 

Nhà bà còn một người con gái lấy chồng ở Đồng Rì (Sơn Động) năm ngoái khi sinh cháu cũng bị mắc bệnh này, phải về Lục Ngạn lấy thuốc mới chữa khỏi.

 

Tuy nhiên, người đầu tiên trong gia đình bị mắc căn bệnh này lại chính là bà Ngọ. Nhắc đến những ngày bị bệnh bà không khỏi bàng hoàng dù đã chữa khỏi cách đây gần 10 năm. Lúc ấy bà đã hơn 30 tuổi.

 

“Lúc không đau thì cái mắt mở được bình thường, nhưng khi đau thì phải ôm cái đầu mới chịu được. Khi ngủ đặt cái đầu xuống đã thấy đau trong não, phải lấy cái chăn bông kê thật êm nằm mới đỡ. Lúc ấy tôi tưởng là chết cơ đấy, ấy vậy mà khi bà lang đắp thuốc sau một tiếng tôi lại thấy khỏe hẳn. Đến giờ bệnh cũng không thấy trở lại nữa” - Bà Ngọ kể.

 

Cũng theo nhiều người dân ở Lục Ngạn, căn bệnh này mặc dù rất nguy hiểm, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được điều trị kịp thời, nhưng lại rất dễ chữa. Hình thức chữa cũng rất đa dạng, có người thì đắp lá, có người xông hơi, có người lại đốt ngải… Song, có một điểm chung là hầu hết các trường hợp khi thấy các triệu chứng trên ở trẻ em, các gia đình đều không đưa đến các cơ sở y tế công cộng mà thường tìm đến các… thầy lang. Hai chục năm nay, người dân Lục Ngạn sống chung với căn bệnh này.

 

Bài 2: Bác sỹ, thầy lang nói gì?

Nguyễn Trường/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quanh thông tin bệnh 'Mở khóa đầu'

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Tin Môi Trường
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

VACNE 30 năm
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI