Sống xanh » Gia đình xanh
Nguy cơ điếc tai khi nghe nhạc bằng headphone
(17:44:18 PM 18/06/2011)
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật công nghệ, hàng loạt các thiết bị hỗ trợ nghe nhạc cá nhân với chất lượng âm thanh "cực đỉnh" được tung ra thị trường. Đặc điểm của loại thiết bị này vừa gọn, nhẹ lại tiện lợi sử dụng nên các bạn trẻ thường sử dụng headphone để nghe nhạc, học ngoại ngữ, chat voice, nghe điện thoại... mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên các nhà khoa học chuyên về tai - mũi - họng khuyến cáo trên trang sức khỏe asiaone.com rằng, việc dùng tai nghe âm lượng lớn thường xuyên sẽ dẫn đến các tổn thương thính giác cấp tính mà không có khả năng phục hồi.
Sử dụng headphone âm lượng lớn dễ gây tổn thương thính giác cấp tính. Ảnh: Thi Trân.
Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, thông thường âm thanh từ bên ngoài phải qua hệ thống vành tai, ống tai... rồi mới tác động lên màng nhĩ. Tuy nhiên khi sử dụng headphone, âm thanh sẽ "chui" thẳng vào màng nhĩ gây ra những chấn động trực tiếp lên tế bào lông chuyển (một bộ phận rất mảnh mai có nhiệm vụ tiếp nhận sóng âm và gửi đến não). Vì thế ở đây cường độ âm thanh càng lớn thì nguy cơ làm hỏng tế bào lông chuyển và màng nhĩ càng cao.
Nó giống như khi bạn đi vào một quán bar hoặc một nhà máy có tiếng ồn lớn. Sau khi đã rời nơi đó mà bạn vẫn nghe âm thanh "ro ro" trong tai và ngay lập tức bạn không nghe được những người xung quanh nói chuyện. Nếu tình trạng trên cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ khiến tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi, dẫn đến giảm thính lực, giảm khả năng tiếp nhận thông tin. Đây chính là biểu hiện của chứng lãng tai.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Mỹ có khoảng 30 triệu bệnh nhân đang gặp những vấn đề về mất thính lực, lãng tai. Trong khi con số này ở Anh là 4 triệu người. Ở đây các bệnh nhân thừa nhận lý do là họ thường xuyên nghe nhạc với máy MP3 hoặc iPod với âm lượng lớn. Và việc điều trị chứng bệnh này dường như là không thể nên buộc bệnh nhân phải đeo máy trợ thính suốt đời.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Dịch tễ học còn ghi nhận, việc thường xuyên chịu đựng tiếng ồn lớn còn là nguyên nhân hình thành khối u ở tai. Khối u phát triển chậm và theo thời gian nó sẽ đè lên các dây thần kinh sọ não làm mất đi khả năng nhận biết âm thanh.
Tạp chí Tim mạch châu Âu cũng khuyến cáo, việc tiếp xúc nhiều với bất kỳ loại tiếng ồn nào (kể cả nhạc) bằng headphone hơn 2 giờ mỗi ngày còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch, huyết áp. Đáng lưu ý là đa phần các bệnh nhân không cảm thấy những dấu hiệu này ngay, mà phải mất vài năm mới phát hiện được.
Vì thế để tránh những nguy cơ hại sức khỏe khi sử dụng thiết bị này, các chuyên gia khuyên, không nên vặn âm thanh quá 60% (mức an toàn mà khi dùng bạn vẫn có thể nghe người xung quanh trò chuyện). Không nên dùng loại headphone đầu nhỏ nhét thẳng vào lỗ tai mà nên dùng loại to trùm lấy vành tai. Mỗi ngày chỉ nên nghe khoảng một giờ đồng hồ và không nên nghe nhạc trong lúc ngủ vì rất có hại cho màng nhĩ, đó là chưa kể tư thế nằm nghiêng, headphone sẽ đè lên tai gây ra chấn thương ở màng nhĩ.
Các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng cũng khuyên, khi thấy có biểu hiện ù tai (không nghe headphone mà vẫn thấy âm thanh "o..o" trong tai) hoặc chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… mọi người nên đi thăm khám ngay vì đó có thể là những biểu hiện chấn thương màng nhĩ, đe doạ chức năng thính giác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?