Sống xanh » Gia đình xanh
Nam giới cần cảnh giác trước các vết thương hở
(17:45:20 PM 18/06/2011)
Mới đầu Nam có biểu hiện cứng hàm, khó há miệng, về sau thì toàn thân bị co cứng, lên cơn co giật. Cậu được chuyển vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cấp cứu từ ngày 30/4. Dù đã điều trị gần 10 ngày, thở máy, cho dùng kháng sinh, thuốc an thần liều cao... nhưng đến nay tình trạng co giật vẫn còn.
Đây là một trong những ca mắc uốn ván tương đối nặng đang điều trị tại Bệnh viện. Với bệnh này, thời gian khởi phát bệnh càng ngắn thì càng nguy hiểm vì độc tố tiết ra nhiều, diễn biến bệnh sẽ nhanh. Không những thế, bệnh nhân còn thêm tình trạng bội nhiễm phổi nên việc điều trị phức tạp hơn, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết.
Một bệnh nhân mắc uốn ván đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Dương.
Giống như Nam, anh Hồng, 46 tuổi, ở Nam Trực, Nam Định cũng phải đi cấp cứu vì bị uốn ván. Nguyên do chỉ vì bị gạch rơi vào ngón chân cái. Anh đã tiêm huyết thanh kháng uốn ván, lấy ôxy già rửa, băng bó vết thương. Một tháng sau, vết thương đã khô, đóng kín miệng thế nhưng anh lại thấy cứng hàm, khó nuốt, khó há miệng, đau thắt lưng, tăng trường lực cơ.
Bác sĩ Cấp cho biết, khi vào viện, bệnh nhân chưa có cơn co giật nhưng 2 ngày sau thì bệnh tiến triển nặng lên, tăng trường lực cơ toàn thân, phải thở máy, dùng thuốc an thần liều cao để chống co giật. Tiên lượng bệnh khá hơn vì thời gian ủ bệnh kéo dài.
"Điều đáng lưu ý là ở trong cả hai trường hợp trên, bệnh nhân đều tiêm huyết thanh kháng uốn ván (hay SAT) nhưng vẫn bị uốn ván. Nguyên nhân vì SAT là kháng thể từ bên ngoài đưa vào nên chỉ có tác dụng bảo vệ khoảng một tuần. Đáng lý bệnh nhân nên tiêm cả vắcxin phòng uốn ván, như thế khi SAT hết tác dụng thì cơ thể đã tự sinh ra kháng thể để bảo vệ", bác sĩ Cấp lý giải.
Cũng theo bác sĩ, uốn ván là vi khuẩn sinh nha bào, vi khuẩn thải bớt nước và đông khô như kiểu con kén, ở thế nằm ngủ. Khi xâm nhập vào vết thương, đặc biệt vết thương dập nát nhiều, cộng thêm điều kiện môi trường thiếu ôxy (yếm khí) thì nha bào thoát vỏ phát triển thành vi khuẩn uốn ván, nhân lên tiết ra các độc tố, gây bệnh uốn ván. Độc tố này gây nhiễm độc hệ thần kinh vận động khiến người bệnh bị co cứng toàn thân và co giật liên tục.
"Nha bào phổ biến trong môi trường, đất, cát, đặc biệt môi trường có nhiều phân súc vật, số lượng nha bào nhiều lên. Vì thế, bất cứ ai bị vết thương hở đều có nguy cơ bị uốn ván", bác sĩ Cấp nói.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, từ đầu năm đến 9/5, Bệnh viện đã tiếp nhận 43 bệnh nhân bị uốn ván, trong đó Hà Nội có 8 ca. Trẻ em và phụ nữ mang thai đều được tiêm phòng uốn ván nên đã có kháng thể. Nhóm hay bị bệnh chủ yếu là nam giới, hay bị thương và chưa được tiêm phòng.
Theo bác sĩ Cấp, nếu như vào 10 năm trước, tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, có thể lên đến 60-70%, nhưng nay có trang thiết bị hiện đại, thuốc điều trị tốt... nên tỷ lệ tử vong giảm nhiều, tuy nhiên vẫn có ca tử vong. Vì thế để phòng bệnh, người dân cần lưu ý xử lý vết thương thật tốt và tiêm vắcxin phòng uốn ván.
Khi bị thương, người bệnh cần giải phóng dị vật trong vết thương, lấy hết đất, cát, dằm, gỗ..., cắt phần dập nát. Nếu vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cần dùng kháng sinh. Ngoài ra nên tiêm ngay huyết thanh chứa kháng thể uốn ván và vắcxin phòng uốn ván.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh, tốt nhất người dân nên tiêm phòng chủ động vì giá rẻ. Nếu tiêm đủ liều, miễn dịch bảo vệ trong 10 năm, sau đó tiêm nhắc lại một lần. Trong khi đó, nếu bị mắc uốn ván, thời gian điều trị kéo dài, tốn kém, trung bình chi phí điều trị một ca khoảng 100 triệu đồng.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?