Sống xanh » Gia đình xanh
Mực tẩy trắng hóa chất - Coi chừng
(17:51:11 PM 18/06/2011)
TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường, cho chúng tôi xem một bọc mực sấy khô mua ngoài chợ và so sánh với con mực thông thường. Quan sát bằng mắt, có thể thấy, loại mực này có màu trắng đục và được nghiền mỏng, xé tơi nhỏ từng mẩu vừa phải. Khi ngâm trong nước lã, mực phai ra nước đục như nước dừa. Trong khi đó, con mực phơi khô tự nhiên, phai ra màu hơi vàng đục.
TS Nguyễn Văn Khải phân biệt mực được tẩy bằng hoá chất nồng độ cao và mực sấy khô thông thường
Đầu tháng 4-2010, TS Nguyễn Văn Khải và cử nhân Phạm Văn Thuận, Viện Công nghệ Môi trường, làm một thí nghiệm để xác định xem loại mực tẩy trắng ấy có phải là mực làm bằng cao su hay không. Hai nhà khoa học ngâm vào cốc nước lọc mẫu mực được cho là cao su giả mực. Sau một thời gian ngắn, mẫu mực đó phai ra màu nước trắng đục. Tiếp theo, họ cho một số chất xúc tác vào và nước chuyển sang màu hơi hồng và hơi vàng. Màu đó được nhận định là do trong mực còn tồn dư clo và lưu huỳnh hoạt tính cao.
Bình thường, người ta chỉ xử lý mực bằng một nhóm hóa chất hoặc lưu huỳnh hoặc clo. Nhưng với mẫu mực thu được ngoài chợ, chúng được xử lý bằng cả nhóm hóa chất có gốc clo lẫn lưu huỳnh.
Hai cốc nước ngâm hai mẫu mực là “mực cao su” và mực thông thường
Không phải cao su giả mực
Để kiểm tra mẫu mực bị bảo là làm bằng cao su, nhà khoa học xé một mảnh và trực tiếp nhai mảnh con mực đó. Họ không thấy tồn dư như cao su. Mảnh mực bảo làm bằng cao su sau đó được đốt thì cũng không ghi nhận được mùi mực đặc trưng của cao su. Ngoài ra, khi ngâm bằng nước hoặc hoá chất, mẫu mực này cũng không tan hết ra, không vỡ vụn, không gẫy, như đối với mẫu cao su. Cũng không thể nói đó là bột sắn hoặc bột khoai được, nhà khoa học khẳng định.
Theo nhóm nghiên cứu nói trên, mực sau khi được đánh bắt từ biển và chở về còn rất đen và bẩn, mùi nặng. Để xử lý, người ta dùng nước lã để rửa nhưng dù rửa đến mười nước, mực vẫn còn đục. Nếu dùng hoá chất, sau khoảng ba lần, màu mực đỡ đục hơn nhưng lại bốc mùi hoá chất sau khi xử lý. Tuy nhiên, để khoảng một ngày sau, mùi hoá chất biến mất, chỉ còn xông lên mùi mực biển.
Thông thường, mực được đánh bắt về rửa bằng nước lã hoặc hoá chất để khử chất bẩn. Ngoài ra, trong quá trình buôn bán và vận chuyển hàng hoá, mực không những bị bốc mùi mà còn chứa rất nhiều vi khuẩn. Để hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở, người ta cho mực vào ướp lạnh -20 độ C. Còn để kháng khuẩn, chỉ có thể dùng hoá chất xử lý, TS Khải nhấn mạnh.
Như vậy, trong sản xuất, mực được xử lý hoá chất sẽ tiết kiệm thời gian và có hiệu quả làm trắng mực rất cao. Tuy nhiên bản thân hoá chất là độc hại, đặc biệt là hoá chất xử lý cho mực và hải sản đều ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Còn đấy là hóa chất cụ thể gì, cần có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn.
”Loại mực nghi là mực cao su thực chất được tẩy trắng bằng hoá chất với nồng độ cao còn tồn dư trong con mực, hoàn toàn không phải là cao su hoặc bột sắn thông thường”, TS Nguyễn Văn Khả
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?