Sống xanh » Gia đình xanh
Liên cầu lợn xuất hiện ngày càng nhiều
(17:45:15 PM 18/06/2011)
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện Trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bệnh ghi nhận rải rác vào tất cả các tháng trong năm, nhưng có xu hướng tăng vào các tháng 4, 5, 6, 7. Trong năm 2010, miền Bắc có 55 ca liên cầu lợn, trong đó 7 ca tử vong. Như vậy, tỷ lệ tử vong là gần 13%.
Theo thống kê từ đầu năm nay đến ngày 6/5, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Trong đó một ca tử vong là bệnh nhân nữ, 43 tuổi, ở Hưng Hà, Thái Bình. Một bệnh nhân nam khác 38 tuổi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh cũng đang trong tình trạng rất nặng, hôn mê sâu, hoại tử da.
"Dù đã qua giai đoạn nguy kịch, nhưng diễn biến về sau chưa thể nói trước được. Không những thế, bệnh nhân có tình trạng co mạch, tắc mạch và hoại tử ở chi trầm trọng, nên có khả năng cắt một phần chi", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết về bệnh nhân nam này.
Một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đang hôn mê tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: N.P.
Nhóm mắc bệnh chủ yếu là nam giới từ 30 tuổi trở lên. Những người có nguy cơ mắc cao là: người chăn nuôi, giết mổ lợn, ăn các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt và phủ tạng lợn chưa được nấu chín kỹ (nem chua, nem chạo…).
Theo bác sĩ Cấp, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, suy đa phủ tạng, nếu đến muộn thì cơ hội chữa được rất thấp. Hầu hết bệnh nhân khởi đầu bằng sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da.
Sau khi điều trị, di chứng thường gặp nhất là điếc tai (khoảng 25-40%). Có một số bệnh nhân rất lâu sau chức năng thận mới hồi phục. Khi đã mắc bệnh việc điều trị rất tốn kém, kéo dài, người ít thì nằm viện 3 tuần, người nhiều có khi đến 2 tháng.
Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, tỷ lệ lợn lành mang bệnh lên đến 50-60% vì thế, việc kiểm soát nguồn lây gặp nhiều khó khăn.
Nếu lợn nhiễm bệnh thì trong máu (tiết) và thịt lợn có chứa một lượng lớn vi khuẩn, thêm vào đó thực phẩm lại không được nấu chín nên những người ăn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ở nhiệt độ bình thường (25 độ C) vi khuẩn sống được 24 giờ trong bụi, nhưng ngay cả ở nhiệt độ 60 độ C, nó vẫn sống được 10 phút.
Theo các chuyên gia, để phòng bệnh, người dân cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đeo găng tay, ăn uống, giết mổ, chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Nếu thấy có các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rét run, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn ý thức, mê sảng, có tiền sử tiếp xúc với lợn bệnh, ăn thực phẩm chưa nấu kỹ thì nên nghĩ ngay đến bệnh liên cầu lợn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?