»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:27:48 PM (GMT+7)

Lịch sử bệnh cúm trên toàn cầu

(17:58:37 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong ba thế kỷ qua, cứ khoảng 30 đến 40 năm, thế giới lại chứng kiến một đại dịch cúm. Trước khi có vaccine, mỗi đợt dịch giết chết hàng triệu người.

Trong ba thế kỷ qua, cứ khoảng 30 đến 40 năm, thế giới lại chứng kiến một đại dịch cúm. Trước khi có vaccine, mỗi đợt dịch giết chết hàng triệu người.

 

Hippocrates (460-370 B.C.), thầy thuốc Hy Lạp cổ đại (trái), ông tổ nghề y, trong ghi chép của mình đôi khi nhắc đến các triệu chứng như cúm. Tuy vậy cho đến năm 1580, chưa từng có dịch cúm nào được ghi nhận trên thế giới. Thời vua Phillip II ở Tây Ban Nha mới xuất hiện cúm. Các nhà khoa học cho rằng chính đội quân của vua Phillip làm lây lan virus chết người này sang những phần khác của châu Âu. Ảnh: Getty.
Thế kỷ 18, thế giới chứng kiến ba đại dịch cúm và hai đại dịch khác. Mặc dù các bác sĩ đã làm hết sức bên các bệnh nhân- như minh họa trong bức tranh này, tại một bệnh viện thời đó - họ không hiểu được bản chất của virus cúm. Một số người còn cho rằng bệnh lây qua quan hệ tình dục. Ảnh: Getty.
Các dịch cúm vẫn tiếp diễn trong thế kỷ 19, khi các thành phố lớn dần lên và giao thông đường biển giúp cho việc đi lại được thuận tiện - đồng nghĩa với khả năng lây lan tăng hơn. Dịch cúm năm 1837 nghiêm trọng đến mức ở Berlin, số người chết nhiều hơn số người được sinh ra, và ở Barcelona thì toàn bộ các hoạt động kinh doanh bị đình đốn.
Trong ảnh, một bệnh viện Nga phải dựng thêm lều chứa bệnh nhân năm 1890. Bệnh dịch khi đó được cho là phát sinh từ nam Trung Quốc, sang châu Âu và Mỹ qua Nga. Ảnh: US NLM.
Năm 1918 chứng kiến đại dịch cúm nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới, thậm chí còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại bệnh dịch. Khoảng 50 triệu người chết, trong đó riêng ở Tây Ban Nha có tám triệu, vì thế dịch cúm này mang tên cúm Tây Ban Nha. Trong ảnh, bệnh nhân cúm nằm la liệt trong một bệnh viện ở Kansas, Mỹ. Ảnh: NMH-AP.
Cảnh sát ở Seatle mang khẩu trang trong thời dịch cúm 1918. Ảnh: Time Life / Getty.
Năm 1941. Các học sinh trong một lớp học ở Anh súc miệng để phòng tránh cúm. Ảnh: Fox/Getty.
Năm 1957 đánh dấu dịch cúm châu Á. Nhờ các tiến bộ khoa học, dịch bệnh nhanh chóng được xác định, các biện pháp y tế cần thiết được triển khai, trong đó có việc sử dụng vắc xin. Tuy vậy số lượng người chết vì cúm vẫn ở mức 2 triệu. Trong ảnh, các bệnh nhân cúm ở Đan Mạch nằm trong khu nghỉ tạm ở nhà thi đấu của hải quân ở Copenhagen. Ảnh: AP.
Khi hiểu biết của các nhà khoa học về cúm tăng lên, việc chủng ngừa vaccine được tiến hành thường xuyên. Trong ảnh chụp năm 1963 này, các cô gái chuyên biểu diễn ở nhà hát nổi tiếng ở London, đang được tiêm chủng. Ảnh: Corbis.
Năm 1969, dịch cúm Hong Kong giết chết 34.000 người. Thành phố London  phải nhờ đến sự hỗ trợ của các y tá tình nguyện. Nhân viên văn phòng đeo khẩu trang khi làm việc, để phòng ngừa cúm. Ảnh: Corbis.
Năm 1976 tại New Jersey, Mỹ, xuất hiện dịch cúm khiến một người chết. Giới chức lo sự trở lại của cúm Tây Ban Nha nhưng virus chủ yếu tồn tại ở lợn. Vắc xin được đem tiêm cho một phần tư dân số Mỹ. Có 25 người chết do biến chứng của vaccine nhưng không ai thiệt mạng vì cúm lợn. Ảnh: CDC.
Năm 2003, cúm gia cầm được phát hiện ở Hàn Quốc. Chính phủ ra lệnh tiêu hủy gần một triệu con gà và vịt. Trong ảnh, quân nhân và bác sĩ thú y chôn hàng trăm gà và vịt để ngăn sự lây lan của virus. Ảnh: Getty.
Cũng trong năm này, khoảng 400 ca nhiễm cúm gia cầm được phát hiện ở Việt Nam. Năm sau đó, hầu hết trong 64 tỉnh thành của nước này đều xuất hiện cúm. Ở một số nước, cúm được coi là đáng sợ như HIV/AIDS, nhiều người từ chối ăn gà, vịt và chim. Ảnh: Getty.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ, vận chuyển một nạn nhân giả của dịch cúm, trong đợt diễn tập chống căn bệnh này, tháng 1/2008 ở Malaysia. Ảnh: AP.
Các chuyên gia y tế nói rằng dịch cúm 2009 không nghiêm trọng như năm 1918 bởi y khoa đã tiến những bước dài trong 90 năm qua. Tuy nhiên số người chết ở Mexico, nơi khởi phát dịch, rất cao. Trong ảnh, một phụ nữ đưa người chồng ốm vào bệnh viện ở Mexico City. Ảnh: Houston Chronicle.

(Theo VnExpress)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lịch sử bệnh cúm trên toàn cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI