Sống xanh » Gia đình xanh
Hộp xốp đựng cơm: Nguồn lây nhiễm bệnh tật
(17:51:28 PM 18/06/2011)
>> Hộp xốp đựng cơm ẩn họa độc tố
Làm từ rác
Theo lời một người tên Hà chuyên giao hộp xốp đựng cơm cho các quán ăn khu vực Dịch Vọng, Hà Nội, giá giao buôn loại hộp này chỉ từ 200 – 250đ hộp. Giá rẻ như vậy do nguyên liệu làm hộp xốp tận dụng được từ nguồn rác thải. Nơi sản xuất hộp xốp thường là các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ.
Nguồn nguyên liệu thường do đồng nát thu gom về, qua khâu giặt rửa thô sơ rồi nghiền vụn, nấu chảy, thêm hóa chất tẩy trắng rồi ra khuôn là những chiếc hộp xốp trắng bóc.
Theo ông Bùi Công Khê, Viện Khoa học Vật liệu Việt Nam, chất liệu nhựa để sản xuất ra các loại hộp xốp này thường là 2 loại nhựa công nghiệp PVC (Polyvinyl Clorua) và PS (Poly Styrene).
Do được tái chế với công nghệ thô sơ, kém vệ sinh, nguồn nhựa tái chế không được kiểm soát (có thể từ rác thải bệnh viện, bãi rác…) nên nhiều khả năng một số loại vi khuẩn nguy hiểm vẫn còn sống sót, tồn tại trong hộp xốp và rất dễ lây sang người khi gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, các loại xốp cũ đã thấm nhiều độc tố, các loại nhựa phế liệu không thể tẩy sạch, v.v… được nghiền chung thành bột còn tồn tại trong đó vô số các tạp chất, chất bẩn và các loại kim loại nặng độc hại.
Theo nhà khoa học Bùi Công Khê, nhựa PVC và PS chủ yếu dùng cho công nghiệp nói chung. Nếu dùng làm hộp đựng thức ăn thì chỉ dùng nhanh một lần rồi bỏ đi chứ không thể tái chế sử dụng lại. Nếu đúng theo tiêu chuẩn, 2 loại nhựa này không thể dùng tiếp xúc với thực phẩm. Để dùng cho y tế và thực phẩm, phải là một loại vật liệu khác với tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn.
Nguồn lây bệnh
Theo các nhà khoa học, nếu dùng để chứa thức ăn nguội, hộp xốp có thể gây ra các bệnh đường ruột do mất vệ sinh. Nguyên nhân do hộp xốp thường ra lò, tới quán cơm rồi mang đựng thức ăn ngay chứ không được lau rửa. Tuy nhiên, độc hại hơn là người ta có thói quen đựng thức ăn nóng vào hộp xốp.
Theo ông Khê, ở nhiệt độ 70 - 80oC, một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm. Với những đồ chua như sốt cà chua hoặc thực phẩm có vị chua thì các axit có sẵn tạo áp lực với các hóa chất trong nhựa, thấm ngược trở lại thức ăn.
Cơm, thức ăn nóng đựng trong hộp nhựa là điều kiện lý tưởng để các phân tử hóa học độc hại khuyếch tán. Những chất này theo thức ăn đi vào cơ thể, có thể không gây ra ngộ độc ngay nhưng tích tụ lâu dài, gây ra những căn bệnh nguy hiểm, trong đó không loại trừ bệnh ung thư.
Có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thực phẩm nóng có thể khiết tiết ra chất DOP (dioctin phatalat) từ hộp xốp tái chế. Nhiễm chất này lâu dài có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ em gái.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc phải kiểm nghiệm chất lượng đối với các sản phẩm hộp xốp đựng thực phẩm sản xuất trong nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới đã cấm dùng vật liệu nhựa PVC, PS để sản xuất hộp xốp đựng thực phẩm thì Việt Nam vẫn chưa có quy định nào liên quan đến mặt hàng này dù đến nay nó đã trở nên phổ biến, gắn liền với bữa ăn hàng ngày của hàng trăm ngàn lao động cả nước.
Ông Nguyễn Minh Bằng, Phó trưởng Ban Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cho biết: Hiện nay chưa có tiêu chuẩn riêng cho hộp xốp đựng thức ăn mà chỉ có quy định chung về nhựa tiếp xúc với thực phẩm. Trong điều kiện người dân sử dụng cơm hộp ngày càng phổ biến, các bộ quản lý chuyên ngành với lĩnh vực này phải xét xét thực tế nhu cầu, từ đó đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Đối với mặt hàng hộp xốp đựng thực phẩm, trách nhiệm này thuộc về Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế.
Trong điều kiện hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo không nên đựng thực phẩm nóng trong hộp xốp, nếu có điều kiện dùng đồ sứ đựng thức ăn là tốt nhất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?