Sống xanh » Gia đình xanh
Đau mắt đỏ bùng phát tại Hà Nội sớm hơn thường lệ
(17:46:54 PM 18/06/2011)
Mới đầu tuần anh Hưng, 30 tuổi, Nguyễn Du, Hà Nội thấy mắt trái rất ngứa, cảm giác có gì đó cộm trong mắt, sau đó sưng, đỏ và nhức. Ba ngày sau thì cả mắt bên phải cũng bắt đầu có biểu hiện viêm. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm kết mạc dịch. Nhà anh có 4 người thì đều bị lây, cứ người này khỏi thì đến lượt người kia mắc.
“Thậm chí cả cậu con trai vừa mới 7 tháng tuổi cũng bị đau mắt dù tôi đã chú ý giữ gìn và vệ sinh cho con kỹ càng. Mắt lúc nào kèm nhèm, sưng húp, đau nhức khó chịu, đi làm là tôi phải đeo kính râm vì sợ lây cho đồng nghiệp”, anh Hưng nói.
Bác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc dịch là bệnh của hai mắt. Mắt thứ hai sẽ đau sau mắt thứ nhất khoảng 3-5 ngày. Bệnh rất dễ lây vì lan truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc.
Dịch đau mắt đỏ tại Hà Nội năm nay bắt đầu sớm hơn so với thường lệ. Ảnh: Nam Phương.
“Nếu như năm ngoái, dịch đau mắt đỏ tại Hà Nội xuất hiện muộn vào tháng 7 thì năm nay bệnh lại vào mùa sớm hơn và tốc độ lây lan cũng nhanh. Hiện số bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm gần 10% tổng số các bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về mắt”, bác sĩ Cương nói.
Theo bác sĩ, bệnh bùng phát sớm hơn có thể là do thời tiết mùa xuân có độ ẩm rất cao (thường trên 90%) khiến không khí ngột ngạt, virus, nấm mốc gây bệnh sinh sôi nhanh. Bên cạnh đó, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm lớn khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên dễ mắc bệnh hơn.
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không...
Theo bác sĩ, đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%. Nếu sau 7-10 ngày mà bệnh vẫn không khỏi thì dễ dẫn đến biến chứng, chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không chữa kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.
Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm adeno gây ra. Lây nhiễm có thể trực tiếp từ người bệnh sang người lành, cũng có thể từ người mang virus nhưng chưa biểu hiện bệnh sang người lành, qua trò chuyện hoặc cầm nắm vào các đồ vật trung gian. Ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần.
Bác sĩ Hoàng Cương cũng khuyến cáo, khi thấy có biểu hiện của bệnh như ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ..., người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được điều trị, dùng thuốc đúng cách.
Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý tra thuốc bừa bãi, đặc biệt là những loại thuốc có chứa Corticoid như Clorocid H1%, Dexaclor... nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không xông thuốc, xông lá bừa bãi đặc biệt là lá trầu không vì có thể gây bỏng giác mạc, khiến bệnh lâu khỏi.
Để phòng bệnh, theo các bác sĩ, nguời dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý (không dùng chung nhau để tránh lây bệnh qua đầu nhỏ thuốc). Khi bị bệnh thì cần nghỉ ngơi, tránh lây cho người khác.
Những người đã khỏi bệnh cũng không nên chủ quan vì tuýp virus gây bệnh này có thời gian miễn dịch rất ngắn, trong vòng hai tháng. Vì thế, có những người mắc bệnh đến 2 lần trong một đợt dịch.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?