Sống xanh » Gia đình xanh
Dân số VN già hóa với một tốc độ chưa từng có
(17:45:04 PM 18/06/2011)
Những vấn đề "nóng" này đã được đặt ra tại cuộc "Gặp gỡ báo chí về Già hóa dân số ở Việt Nam", do Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) vừa phối hợp tổ chức ngày 12/5.
Việt Nam cần có những chính sách can thiệp, tạo tác động tích cực đến cuộc sống, sức khỏe của nhóm dân số cao tuổi. (Ảnh: Vũ Hồng Quang).
Để "già" không "nặng"
Theo đánh giá của UNFPA, Việt Nam đang già hóa với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên trong khi tỉ suất sinh và tỉ suất chết giảm.
TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, theo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%).
Theo TS Trọng, thời điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số". Ông cũng dự báo, trong tương lai, tốc độ già hóa sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là 0,5% - 0,6% và đến năm 2025, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số "già".
Thực tế cho thấy, tốc độ già hóa của dân số Việt Nam đang "phi mã". Số lượng NCT đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Năm 1999, số cụ trên 100 tuổi là 3.000 cụ thì năm 2009 là 7.200 cụ.
Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số "già hóa" sang cơ cấu dân số "già" sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Nếu Thụy Điển phải mất tới 85 năm, Nhật Bản 26 năm, Thái Lan là 22 năm để chuyển từ "già hóa" sang "già" thì dự báo ở Việt Nam, thời gian này là khoảng 20 năm.
Già hóa dân số là xu hướng tất yếu khi kinh tế, xã hội mỗi quốc gia ngày một phát triển, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Khuynh hướng nhân khẩu học này cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo UNFPA, già hóa dân số nhanh chóng cũng sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.
Thách thức
Cùng với xu hướng này, thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức do cơ cấu dân số đất nước ngày càng già hơn. Nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia... đã phải tìm kiếm các biện pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này. Còn tại Việt Nam, vấn đề già hóa dân số mới chỉ thực sự được quan tâm trong một vài năm trở lại đây.
Theo TS Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trong khi đa phần các nước trên thế giới, thời gian chuyển sang cơ cấu dân số già sau khi nền kinh tế đã phát triển, thì ở Việt Nam, cơ cấu dân số già đến sớm, khi kinh tế đất nước mới đang trong thời kỳ thoát nghèo. Do đó, các chế độ chính sách đảm bảo cho NCT được sống vui, sống khỏe, sống có ích, được chăm sóc chu đáo là một bài toán khó khăn.
Hiện tại, NCT nước ta vẫn sống nương tựa vào con cháu. Tuy nhiên, tỉ lệ này đang giảm do cách sống đã thay đổi nhanh chóng từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân.
Ngày càng có nhiều người già sống cô đơn, nhiều cặp vợ chồng cao tuổi hơn và nhiều gia đình khuyết thế hệ hơn. Tuổi thọ trung bình của người dân cao nhưng số năm khỏe mạnh thấp cũng đang khiến người cao tuổi đang phải chịu gánh nặng về bệnh tật. Trong khi đó, chi phí chăm sóc y tế cho 1 NCT gấp 8 lần cho một đứa trẻ.
Thách thức lớn nhất là hệ thống y tế chỉ có duy nhất Viện Lão khoa Quốc gia và một vài tỉnh, thành phố có khoa Lão khoa. Già hóa dân số cũng khiến thời gian NCT sống sau nghỉ hưu tăng lên, làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế và hệ thống trợ cấp lương hưu.
Theo TS Long, trợ cấp hưu trí và trợ cấp xã hội hàng tháng được coi là nguồn thu nhập chính của NCT nhưng mức độ bao phủ của các chương trình này còn thấp. Trong tương lai của xã hội dân số già, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn... Tất cả những khó khăn đó sẽ là một thách thức to lớn nếu chúng ta không có một chính sách, chiến lược thích ứng.
"Đây là một hiện tượng toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ nam giới tới phụ nữ và trẻ em. Đối với mỗi quốc gia, sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng cũng như tỉ lệ của nhóm dân số cao tuổi so với nhóm dân số trong độ tuổi lao động sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến tính công bằng và sự kết nối trong một thế hệ và giữa các thế hệ".
"Chúng ta đang ở thời khắc duy nhất trong lịch sử. Các bài học kinh nghiệm dựa trên các nghiên cứu chính sách được xây dựng một cách cẩn trọng từ các quốc gia khác sẽ gợi ý cho chúng ta một số chính sách và can thiệp giúp tạo ra tác động tích cực và sâu rộng tới cuộc sống, sức khỏe của nhóm dân số cao tuổi đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam".
Ông Bruce Cambell,
“Chúng ta cần làm chậm quá trình "già" theo cách già hóa dân số chủ động: Khuyến khích NCT tiếp tục tham gia hoạt động xã hội, làm kinh tế và tự chăm sóc sức khỏe cho mình tốt hơn. Điều quan trọng nhất chính là giáo dục ý thức mỗi cá nhân về việc "lo cho tuổi già từ khi còn trẻ". Bởi lo cho mình cũng chính là cho gia đình, cộng đồng và các thế hệ tương lai”.
TS Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, ĐHKTQD |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?