Sống xanh » Gia đình xanh
Côn trùng hút máu - Ít nhất 20 người chết ở Uganda
(17:48:10 PM 18/06/2011)
AP cho biết, thủ phạm là những con côn trùng nhỏ xíu có tên Tunga penetrans. Chúng thường xâm nhập cơ thể người từ chân. Chúng hút máu, sinh trưởng rồi đẻ hàng trăm quả trứng. Sự hiện diện của bọ khiến nhiều bộ phận trên cơ thể người - như môi, mông và thậm chí mí mắt – bị hoại tử.
Anatoli Alemo, một người dân ở quận Kamuli, Uganda bị bọ hút máu xâm nhập vào tứ chi. Ảnh: AP.
James Kakooza, Bộ trưởng Y tế Uganada, cho biết, loài bọ Tunga penetrans có thể giết chết trẻ em dễ dàng và gây hiện tượng chết sớm ở những người trưởng thành đang mắc bệnh khác. Phần lớn nạn nhân, đặc biệt là người lớn tuổi, không thể đi lại hay làm việc.
“Đây là một dịch bệnh mà chúng tôi đang phải chống trả và tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiêu diệt được những con bọ nguy hiểm trong tương lai”, Kakooza nói.
Bọ Tunga penetrans sinh sản ở những nơi bẩn và bụi bặm. Chúng tồn tại ở nhiều khu vực thuộc châu Mỹ Latinh, vùng Caribbe và vùng phụ cận sa mạc Sahara ở Nam Phi. Các nhân viên y tế Uganda đang thực hiện chiến dịch tuyên truyền tại 12 quận có người bị bọ tấn công để nâng cao ý thức vệ sinh của người dân.
“Chúng tôi nói với người dân rằng họ nên sử dụng xà phòng y tế để ngăn chặn sự xâm nhập của bọ. Họ cũng có thể đổ xăng, dầu và nhựa đường vào những khu vực có bọ để giết chúng”, Kakooza nói.
Vùng Busoga – cách thủ đô Kampala của Uganda 150 km về phía đông – là nơi có nhiều người bị bọ tấn công nhất. Một số trường hợp khác được phát hiện ở miền trung, cách thành phố Kampala gần 70 km. Thực trạng đó khiến dư luận Uganda lo ngại bọ hút máu sẽ phát tán ra khắp đất nước.
Một số nhà khoa học cho rằng những người di cư từ Ấn Độ mang theo Tunga penetrans khi họ tới Uganda và một số nước khác thuộc khu vực Đông Phi trong thế kỷ 19 để xây dựng tuyến đường sắt từ cảng Mombasa của Kenya tới thành phố Kampala.
Sau một thời gian bọ tấn công dân địa phương. Một nhà thám hiểm từng tới châu Phi trong những năm đầu thế kỷ 20 kể rằng ông nhìn thấy những người bị bọ Tunga penetrans tấn công bò trên sườn núi lửa Kilimanjaro tại Tanzania bằng bốn chi và họ kêu gào không ngớt vì đau đớn. Các chính quyền đô hộ thời đó đã diệt trừ bọ song bệnh mà chúng gây ra tái xuất hiện ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Khi nhiễm bệnh, một số người ở vùng nông thôn cho rằng họ bị quỷ ám và chờ chết chứ không tìm cách điều trị.
“Tôi bị bọ hút máu chui vào cơ thể từ ba năm trước. Hai đứa con của tôi đã chết vì bọ. Một người hàng xóm mang bọ tới nhà tôi vì anh ta muốn cướp đất của chúng tôi”, Dakaba Kaala, một phụ nữ 60 tuổi tại vùng nông thôn Uganda, kể.
Simon Wanjala, một quan chức y tế Uganda, nói rằng nhiều gia đình bị giết toàn bộ bởi bọ Tunga penetrans. Chính phủ đã trợ cấp một triệu USD để ngăn chặn dịch bệnh. Biện pháp chữa trị gồm đẩy bọ ra khỏi cơ thể hoặc đắp thuốc.
Một nghiên cứu tại Nigeria trước đây cho thấy nuôi lợn, để cát hoặc đất sét trong nhà, nằm nghỉ ngoài trời là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bọ hút máu xâm nhập vào cơ thể. Đeo giày kín và phun thuốc trừ sâu trong nhà là hai biện pháp ngăn chặn bọ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?