Sống xanh » Gia đình xanh
Chờ Bộ Y tế vào cuộc
(17:48:31 PM 18/06/2011)
>> Không nên tiêu huỷ 10 triệu viên taminflu hết hạn
Khẳng định thăm dò thành công
Ngay từ năm 2005, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, đơn vị nghiên cứu khoa học tự nhiên hàng đầu của Việt Nam, đã nghĩ đến việc liên kết với Bộ Y tế trong việc tìm hướng tái chế thuốc Tamiflu hết hạn để tận dụng lại, hạn chế tối đa lãng phí.
Mẻ 250gram Oseltamivir phosphate sạch đầu tiên được thu hồi từ Tamiflu trong khuôn khổ đề án thăm dò ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Đề tài trị giá 100 triệu đồng kéo dài một năm lúc đó ghi là MẬT, nhằm xác định, thăm dò khả năng tái chế Tamiflu hết hạn sử dụng, phân lập, kiểm nghiệm xem thuốc có đạt tiêu chuẩn không, nhằm đảm bảo an ninh dược phẩm của đất nước.
Bộ Y tế lúc đó hết sức ủng hộ. TS Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cấp 5000 viên Tamiflu, giá 750.000-1.200.000 đồng/10 viên. Hạn sử dụng của thuốc này, sản xuất tại Đài Loan, là tháng 1-2008.
Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả thu hồi hoạt chất Oseltamivir phosphate là 80% quy mô phòng thí nghiệm, tương đương 250 gram từ 4000 viên Tamiflu, trong tổng số 5000 viên được Bộ Y tế cung cấp.
Sản phẩm thu hồi được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, Bộ Y tế, ngày 22-11-2007. Kết quả công bố ngày 12-12-2007 cho thấy sản phẩm thu hồi đạt yêu cầu. Nhóm nhà khoa học sau đó báo cáo lãnh đạo Viện Khoa hoc&Công nghệ Việt Nam rằng có thể tái chế Tamiflu.
Chờ Bộ Y tế nhập cuộc
Tại một cuộc họp nghiệm thu đề tài với sự tham gia một phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, các nhà khoa học đề cập đến thành quả bước đầu của nghiên cứu. Họ còn đề nghị phát triển đề tài nhỏ mang tính thăm dò nêu trên thành một nghiên cứu chính thức.
Theo đó, sẽ có đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước mang tên “Nghiên cứu công nghệ thu hồi hoạt chất oseltamivir phosphate từ biệt dược Tamiflu nhập khẩu đã hết hạn để tái sử dụng làm thuốc chống bệnh cúm do virus H5N1 gây ra”. Cơ quan chủ quản đề tài được đề xuất sẽ là Bộ Y tê, cơ quan chủ trì đề tài là Viện Hóa học - Viện KH&CN Việt Nam, thời gian thực hiện khoảng 30 tháng, từ tháng 5/2008.
“Trong bối cảnh bệnh cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát thành đại dịch ở nhiều nước trên thế giới, chủ trương nhập 30 triệu liều thuốc Tamiflu dự phòng là hoàn toàn đúng đắn. Rất may đại dịch đã không xảy ra. Nếu xảy ra, 30 triệu viên thuốc vẫn ít so với dân số lúc đó khoảng 82 triệu. Tinh chế lại hoạt chất chính của thuốc Tamiflu sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền cho ngân sách của nhà nước để mua thuốc mới”, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hóa-Sinh Biển (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), và là người được đề xuất làm chủ nhiệm đề tài nêu trên, nói.
Tuy nhiên, từ ngày chuyển đề xuất sang Bộ Y tế, “chúng tôi chưa nhận được phản hồi và cũng không hỏi lại. Đúng hơn, với chức năng của mình, cũng chỉ biết đề xuất phương án tinh chế lại hoạt chất Oseltamivir phosphate nhằm tái sử dụng nó - tiết kiệm ngân sách nhà nước và chứng tỏ sự đóng góp của các nhà khoa học mà thôi”, GS Hùng cho biết thêm.
Cộng đồng khoa học và dư luận chờ câu trả lời của Bộ Y tế và mong Bộ Y tế sớm nhập cuộc, nhà khoa học kiến nghị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?