Sống xanh » Gia đình xanh
Chất gây ung thư trong tương ớt, có thể từ đồng ruộng
(17:47:34 PM 18/06/2011)
Nguồn gốc RhodamineB có trong tương ớt của Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Tuấn Thành - chuyên sản xuất tương ớt (trụ sở ở phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Kết quả phân tích mẫu tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, Bộ Y tế, cho thấy hàm lượng Rhodamine B – hóa chất được cho là để tạo màu đỏ - trong mẫu tương ớt của doanh nghiệp này là 2,56mg/kg.
Hướng điều tra, được biết, tập trung vào quá trình sản xuất ớt bột và đi từ ớt bột. Nếu phát hiện Rhodamine B có trong mẫu ớt bột, có ý kiến cho rằng cần đưa cả sa tế vào vòng ngắm kiểm tra vì thành phần chính của sa tế là ớt bột chưng với dầu, nước và một số gia vị khác.
Đề cập đến các khả năng Rhodamine B xâm nhập vào tương ớt, chuyên gia Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia nghiêng về nguy cơ người sản xuất và kinh doanh dùng để nhuộm màu thực phẩm và coi đây là nguy cơ nguy hiểm nhất.
Rình rập khắp nơi
Tuy nhiên, còn có một khả năng xâm nhập khác là từ đồng ruộng, nơi sản xuất ớt nguyên liệu. Ủy ban Gia vị của Liên minh Châu Âu (EU), lưu ý chất nhuộm Rhodamine B có thể đi vào các sản phẩm ớt do sử dụng thuốc trừ sâu tại các cánh đồng trồng ớt. Tận dụng đặc tính phát quang của Rhodamine B, nông dân dùng chúng để giúp kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật phun lên cây ớt.
Thậm chí, một số loại dầu thực vật cũng phát hiện thấy hóa chất phát quang này và người ta cũng nghi chúng bị dùng để kiểm soát thuốc trừ sâu khi phun lên các loài cây lấy dầu. Bởi vậy, chất này cũng có thể thấm vào ớt nếu dính dầu trong máy ép ớt. Ngoài ra, phơi ớt trên sàn được sơn cũng có thể gây lây nhiễm chất nhuộm trên.
Điều đáng lo ngại là hướng điều tra này không mấy được các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam chú ý vì họ cho rằng, nếu có, hàm lượng cũng không lớn.
Thuốc nhuộm Rhodamine được bơm xuống suối để theo dõi dòng chảy của nước xuyên qua hang động karst
(Nguồn: http://water.usgs.gov/)
Một chuyên gia thực phẩm cảnh báo, vấn đề quan trọng nhất không phải chỉ dừng ở vụ tương ớt Tuấn Thành mà nên mở rộng ra thực phẩm nói chung khi nguy cơ thẩm lậu Rhodamine B và thực phẩm là rất khác nhau, không chỉ do nguyên nhân cố ý của người sản xuất và kinh doanh.
Vẫn theo Ủy ban Gia vị của EU, bản thân các túi cói nhuộm màu đỏ cũng có thể làm chất nhuộm Rhodamine B thẩm lậu vào sản phẩm. Hơn nữa, không chỉ với ớt bột hay các chất gia vị nói chung, chất tạo màu Rhodamine B có nguy cơ xuất hiện trong hầu hết sản phẩm lương thực, thực phẩm đi từ cây trồng có dùng phân bón hóa học.
Lo ngại nguy cơ xâm nhâm của Rhodamine B vào các loại thực phẩm, có ý kiến cho rằng đã đến lúc cần ra lệnh cấm triệt để việc sử dụng Rhodamine B trong tất cả các khâu liên quan đến quá trình sản xuất lương thực và thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, Rhodamine B bị cấm dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Nhưng việc cấm dùng nó trong các thiết bị, quá trình liên quan đến chế biến, nhất là từ khâu trong nguyên liệu, vẫn chưa được đề cập đến.
Không chọn màu sặc sỡ
Với thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt thiên về màu cánh gián, nguy cơ nhiễm Rhodamine B rất cao. Phẩm màu thực phẩm và tự nhiên có độ bền kém hơn, lại đắt hơn phẩm màu công nghiệp. Nếu hạt dưa được nhuộm bằng phẩm màu tự nhiên, độ bền màu không cao, rất dễ phai. Nếu được nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp, màu trên vỏ hạt dưa bám chắc hơn, khó phai hơn.
Chuyên gia thực phẩm khuyến cáo hạn chế chọn thực phẩm có màu sắc sặc sỡ. Chỉ chọn thực phẩm có màu tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng.
Một cuộc kiểm tra tìm Rhodamine trong mẫu hạt dưa, ớt bột đầu năm nay được thực hiện bởi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cho thấy, cứ năm mẫu kiểm nghiệm thì bốn mẫu có Rhodamine B. Các mẫu được thu từ các tỉnh thành như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Huế, v.v…Có địa phương, toàn bộ số mẫu kiểm nghiệm đều thấy có Rhodamine B |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?