Sống xanh » Gia đình xanh
Cảnh giác với đục thủy tinh thể ở trẻ em
(17:46:50 PM 18/06/2011)
TS - BS Lê Thúy Quỳnh đang khám mắt cho trẻ. Ảnh: K.An.
TS - BS Lê Thúy Quỳnh, Phó Trưởng khoa Mắt trẻ em, BV Mắt T.Ư cảnh báo, khi phát hiện đồng tử (con ngươi) trong mắt trẻ có màu trắng đục, phải đưa trẻ tới BV chuyên khoa để khám ngay. Bởi ngoài đục thủy tinh thể, trẻ có thể mắc bệnh nguy hiểm khác là ung thư võng mạc.
Vài ngày tuổi cũng mắc bệnh
Theo BS Quỳnh, tại BV Mắt T.Ư từng ghi nhận có những trẻ mới vài ngày tuổi bị đục thể thủy tinh ở trẻ em (ĐTTT). Thậm chí có trẻ chỉ mới vài tháng tuổi đã bị ĐTTT hoàn toàn do cha mẹ không phát hiện ra những bất thường trong mắt của con mình.
Trường hợp ĐTTT gần đây nhất ở BV Mắt T.Ư là bé gái N.T.T.H, một tuần tuổi ở Định Công, Hà Nội. Theo người nhà bé H, khi lau mặt cho bé, gia đình vô tình phát hiện thấy mắt bé có màu trắng không bình thường.
Vội vàng mang con đến BV Mắt T.Ư, BS cho biết bé H. bị ĐTTT bẩm sinh. Điều may mắn là do được phát hiện và điều trị kịp thời nên thị lực của bé H. sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
BS Hoàng Cương, BV Mắt T.Ư cho biết, thể thủy tinh là thấu kính trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử. Thủy tinh thể (TTT) có khả năng điều tiết và hội tụ các tia sáng lên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ, đó là TTT bình thường hoặc trong.
Khi nó bị đục, những tia sáng không thể đi qua được, tùy theo mức độ đục mà trẻ nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì. Khác với người lớn, ĐTTT ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác, thường dẫn đến nhược thị.
10-25% do di truyền
Theo TS Quỳnh, ĐTTT bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Chủ yếu có 2 nguyên nhân chính, một là do di truyền, gặp 10 - 25%.
Hai là nhiễm khuẩn trong thời kỳ mẹ thai nghén, đặc biệt là các bệnh do virut (rubeon, herpes, cúm, quai bị...). Bệnh có thể xảy ra một cách tự nhiên và không kèm với một bệnh nào khác hoặc trong các hội chứng. ĐTTT này có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt.
ĐTTT bệnh lý do các bệnh tại mắt như viêm màng bồ đào, glôcôm, bong võng mạc, u nội nhãn... hoặc do các bệnh toàn thân như đái tháo đường, bệnh galactoza huyết, têtani, bệnh da...
Ngoài ra, ĐTTT còn có một nguyên nhân khác là do chấn thương: vết thương thường gây nên ĐTTT ở mắt trẻ em. Một số dạng đục này tiến triển từ từ sau hàng tuần hoặc nhiều tháng, dạng khác xuất hiện ngay trong lúc bị chấn thương.
Cần phẫu thuật khẩn cấp
Theo các BS, cho dù ĐTTT do nguyên nhân nào đi nữa thì mọi ĐTTT ngăn cản sự phát triển của thị lực đều phải được lấy đi bằng phẫu thuật để phục hồi thị lực. Ở trẻ nhỏ, đây là phẫu thuật khẩn cấp để phòng nhược thị.
Qua một đường rạch nhỏ ở trong mắt, nhân đục được lấy ra. Bệnh nhân cần được nằm viện 1 - 2 ngày. Cả phẫu thuật và phục hồi chức năng tiến bộ rất nhiều trong những năm gần đây. Cho dù mắt được mổ lành rất nhanh, nhưng trẻ cần được che mắt lại trong vòng 1 - 2 tuần để giữ cho trẻ trong những va chạm hoặc những chấn thương vào mắt.
Sau khi lấy TTT đục đi cần thiết phải điều chỉnh quang học cho con mắt này bằng cách đeo kính gọng có dùng kính hội tụ. Đặt thể thủy tinh nhân tạo là xu hướng mới nhất, tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao thị lực và phục hồi chức năng thị giác.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ phát triển nhược thị ngay cả khi đã được phẫu thuật đạt kết quả cao và điều chỉnh quang học tốt. Do vậy sau mổ, trẻ cần phải tập luyện bằng cách bịt mắt lành nhằm phục hồi thị lực lâu dài.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?