»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:03:12 AM (GMT+7)

Bệnh tay chân miệng vào “mùa”

(17:51:01 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Đối với khí hậu nước ta, vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa của bệnh tay chân miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh thường có biến chứng nặng. Bệnh khá dễ nhận biết và ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các dung dịch chống nhiễm khuẩn và chăm sóc dinh dưỡng tốt.

 

Tổn thương miệng, lòng bàn tay, chân trong bệnh tay chân miệng.

 

Bệnh tay chân miệng và các mức độ của bệnh

 

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh tay chân miệng do nhóm virut đường ruột gây nên như Coxsackievirus, Enterovirus 71 và các virút ruột khác. Ở nước ta, trong thời gian gần đây thường gặp trường hợp bệnh tay chân miệng do enterovirut 71 gây ra và có thể gây nên những biến chứng ở não (viêm não màng não), tim (suy tim, thoát quản, shock), phổi (viêm phổi gây suy hô hấp)...

 

Bệnh có thể phân chia thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Ở độ 1, trẻ có biểu hiện loét miệng hoặc sang thương ở da. Độ 2 có dấu hiệu rung giật cơ, bứt rứt, chới với. Độ 3, trẻ yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê. Độ 4 có suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch. Bệnh có thể nhầm với dị ứng da, viêm da mủ hay thủy đậu.

 

Do bệnh chủ yếu là lành tính, có thể khỏi trong vòng 5-7 ngày nên khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh, phụ huynh không nên quá lo lắng mà cần theo dõi trẻ thật sát sao, tỉ mỉ.

 

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc đang thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run chi, co giật, sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bong bóng nước, có nhiều trường hợp trẻ có mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng thì rất có thể trẻ đã bị biến chứng của bệnh tay chân miệng.

 

Để tránh biến chứng đáng tiếc thì việc theo dõi diễn biến của bệnh cũng như chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo có những trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng ít triệu chứng hoặc không có các dấu hiệu dễ nhận thấy như nổi mụn nước mà có những dấu hiệu bất thường kể trên thì cũng cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán theo dõi và điều trị đúng.



Chăm sóc bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. TP.Hồ Chí Minh

 

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng thế nào?


Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường biếng ăn, bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt chú ý và khéo léo trong việc chăm sóc trẻ giai đoạn này.

 

Không cho trẻ ăn thức ăn nóng, cứng hay ép trẻ ăn như bình thường mà nên thay bằng những thực phẩm lỏng, mềm, mát như sữa, bột dinh dưỡng, sữa chua, phô mai... để trẻ có cảm giác dễ chịu khi thức ăn đi qua vết loét. Không nên cho trẻ ăn bằng thìa có cạnh sắc nhọn mà nên sử dụng thìa nhựa, thìa fíp nhằm tránh đụng vào vết loét ở miệng, môi khiến trẻ sợ hãi khi ăn.

 

Cha mẹ trẻ cũng cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày và ăn đa dạng các loại thực phẩm, nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, cần cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng, sử dụng thêm vitamin C, vitamin PP, vitamin A, kẽm theo hướng dẫn để hỗ trợ da, niêm mạc mau lành.

 

Trẻ mắc tay chân miệng cần được nghỉ học, cách ly với cộng đồng, tránh để bệnh lây lan qua chất tiết mũi, miệng, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

 

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, nên việc phòng bệnh là quan trọng bằng cách vệ sinh thân thể cho trẻ luôn sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, nhất là sau mỗi lần thay tã cho trẻ, có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh.

 

Tại những nơi tổn thương có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó sát khuẩn bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ...

Lê Phương Khánh (SK&ĐS)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bệnh tay chân miệng vào “mùa”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI