»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:14:57 AM (GMT+7)

Bệnh nhân nằm la liệt ngoài hành lang

(17:52:27 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Tình cảnh bệnh nhân nằm ghép, nằm cáng la liệt ngoài hành lang ở các bệnh viện trở nên phổ biến trong những ngày qua, nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân gãy chân, lòi xương vẫn phải đợi mổ

 

Khảo sát của VnExpress.net cho thấy, thời gian gần đây, hiện tượng các bệnh viện ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM quá tải với 2-3 người một giường đã trở nên rất quen thuộc. Thậm chí các phòng cấp cứu Nhi có tới 3-4 trẻ cùng một chiếu.

 

 

Mỗi giường bệnh phải chứa đến 2-3 Bệnh nhân sốt xuất huyết ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: VnExpress

 

Chỉ riêng tại Khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, trong ngày 23/11, có khoảng 40-50 bệnh nhân phải nằm cáng ngoài hành lang.

 

Bác sĩ Ngô Văn Toàn, Chủ nhiệm khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức) cho biết: "Bệnh nhân bị tai nạn, nhanh chóng đến viện, các bác sĩ cũng nhanh chóng cấp cứu băng bó. Thế nhưng rồi vẫn phải đợi, đợi để có bàn mổ. Còn đợi bao lâu thì bác sĩ cũng không thể trả lời được".

 

Theo lời ông, bệnh nhân gãy chân, lòi xương cũng vẫn phải đợi mổ vì có nhiều ca nặng hơn bẹp óc, vỡ tim cần được mổ trước. Mổ xong rồi, bệnh nhân cần giường nằm, cần nơi yên tĩnh để tĩnh dưỡng thì vẫn phải nằm cáng, ngoài hành lang.

 

Tình trạng quá tải trên cũng tương tự tại Viện các Bệnh truyền&Nhiệt đới Quốc gia. Từ tầng 2 lên tầng 4, bệnh nhân nằm la liệt ngoài hành lang, chủ yếu là bệnh nhân sốt xuất huyết.

 

Số phòng khám tại đây tăng từ 2 lên 6 phòng, thế nhưng ngay ở ngoài cửa phòng khám Viện vẫn phải dán thông báo ưu tiên "những người có yếu tố nguy cơ, bị biến chứng nặng khám trước", chứ không đợi theo thứ tự như trước.

 

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng luôn trong tình trạng quá tải. Các khoa bình thường cũng phải ghép 2-3 cháu một giường. Tại các phòng cấp cứu có khi ghép đến 4-5 cháu.

 

Trẻ bị bệnh hô hấp, tiêu chảy tăng đột biến

 

Sau ba ngày TPHCM trở lạnh, số trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu chảy gia tăng đột biến. Trong khi đó, dịch sởi cũng đang hoành hành, Tiền Phong cho biết.

 

Ngày 23/11, ghi nhận của Tiền Phong tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, cho thấy rất đông trẻ nhập viện bởi các bệnh liên quan đến hô hấp. Tại khoa này do đã quá tải 2-3 cháu/giường nên số ca nhập viện điều trị mới phải nằm tạm ra hành lang, choán hết cả lối đi.

 

Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1, trong tháng 10 vừa qua và dự báo bệnh dịch ở trẻ trong tháng 11 cho thấy bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng 13 phần trăm về số lượt khám và tăng 34 phần trăm số trường hợp nhập viện.

 

Tại khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM chỉ có 136 giường bệnh nhưng có hơn 300 bệnh nhi phải điều trị khiến cho số trẻ vào nhập viện trong nhiều ngày qua phải nằm tại hành lang.

 

Bác sĩ Trần Thị Thu Loan  - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2  - cho biết: “Sau mấy ngày trời chuyển mùa, trở lạnh, số trẻ bị suyễn, viêm phổi tăng cao. Trong ngày 23/11, tại khoa đã có 176 trẻ chủ yếu dưới năm tuổi nhập viện điều trị, rất nhiều ca nặng, chủ yếu là trẻ dưới một tuổi”.

 

Cùng với hô hấp, các bệnh khác như tay-chân-miệng, sốt xuất huyết và tiêu chảy cũng vào mùa. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong ngày có hơn 70 trẻ bị mắc tay-chân- miệng. Trong khi khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tiếp nhận hơn 80 bệnh nhi/ngày.

 

Bệnh về da tăng

 

Gia Đình&Xã Hội dẫn theo bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh Viện Da liễu Quốc gia, cho biết mỗi ngày Viện tiếp nhận hàng trăm người đến khám các bệnh về da do thời tiết giá lạnh.

 

Tại Phòng khám Viện Da liễu Quốc gia, nhiều bệnh nhân có da bị tổn thương ở lòng bàn tay, bàn chân. Các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng đỏ da, khô da, nứt da và vảy bong không hoàn toàn. Nếu bóc vảy sẽ gây rách da, chảy máu.

 

Chị Nguyễn Thu Thủy, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội tới Viện Da liễu Quốc gia với tình trạng khô nứt nẻ đầu ngón tay. Chị Thủy cho biết, gặp khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì tay chị sưng lên, nóng đỏ và rất ngứa. Sau vài ngày hết ngứa thì bị bong da, nứt, đau rát. Chị Thuỷ đã sử dụng rất nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, thậm chí bệnh còn tiến triển nặng.

 

Chị Nguyễn Thúy Hằng, sinh viên Trường Cao đẳng Bách Khoa, Hà Nội phải nghỉ học để đi khám bệnh, kể: “Đợt lạnh này khiến đầu ngón tay, chân của em da dày lên, có những sọc nứt nẻ. Cứ một lớp da dày lột đi, lớp da ở dưới sẽ lộ màu đỏ hoặc trắng hồng. Mỗi lần giặt quần áo, tiếp xúc trực tiếp với xà phòng thì bị ngứa ngáy khó chịu”. Chị Hằng đã mua các loại kem chống nẻ nhưng không đỡ nên phải vào viện khám. Bác sĩ cho biết chị bị chàm tăng sừng.

 

Không chỉ ở người lớn, trẻ em cũng là nạn nhân của các bệnh về da trong mùa lạnh. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết trời lạnh nên nhiều học sinh trong lớp tôi bị nứt nẻ môi, có em còn bị chảy cả máu môi. Nhiều phụ huynh còn đưa các loại kem đến nhờ cô bôi cho các cháu nhưng sợ phản ứng phụ của thuốc nên tôi không dám bôi.

Phạm Mạnh (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bệnh nhân nằm la liệt ngoài hành lang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI