»

Chủ nhật, 24/11/2024, 19:17:54 PM (GMT+7)

20 triệu viên thuốc phòng cúm A – Xử lý thế nào

(17:48:33 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Gần 20 triệu viên thuốc phòng chồng cúm có hoạt chất Oseltamivir phosphate (tương tự thuốc Tamiflu) đã hết hạn sử dụng, mà riêng tiền nguyên liệu mua từ Ấn Độ là trên 27 triệu USD, đến thời điểm này, vẫn chưa có hướng xử lý gì để có thể tái sử dụng hoặc tận dụng vào việc khác.

 

thuoc[-]timufli

20 triệu viên thuốc phòng cúm A – Xử lý thế nào?

 

Có hai vấn đề nan giải với nhóm 20 triệu viên thuốc Tamiflu tồn kho với giá không hề rẻ này (bốn doanh nghiệp trong nước bán giá thành phẩm Tamiflu cho Bộ Y tế với giá 27.000 đồng/viên).

 

Thứ nhất, tính đến thời điểm tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ vào giữa năm 2010, toàn bộ số thuốc này chưa được các doanh nghiệp cho thử tương đương sinh học mặc dù, trong cơ cấu giá thành được duyệt, có mục chi thử tương đương sinh học 17 đồng/viên, tương đương trên 333 triệu đồng.

 

 

Chưa làm thao tác ấy đồng nghĩa với việc chưa biết hiệu quả của thuốc này trên thể trạng người Việt Nam ra sao. “Mang thuốc này ra sử dụng để điều trị cúm ở Việt Nam là phạm luật”, một dược sỹ ở Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, nói. Vậy mà, Bộ Y tế đã chuyển trên 165 triệu đồng tiền thanh toán cho mục đích này cho các doanh nghiệp.

 

 

Thứ hai, xử lý thế nào với số thuốc và nguyên liệu đã hết hạn sử dụng này? Theo tìm hiểu của PV, đến nay, hầu như chưa có hướng xử lý nào và triển vọng sắp tới cũng rất mờ mịt.

 

Có đề xuất nhưng không thấy hồi âm

 

Ngay từ năm 2005, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam – đơn vị nghiên cứu khoa học tự nhiên hàng đầu của Việt Nam – đã nghĩ đến việc liên kết với Bộ Y tế trong việc tìm hướng tái chế thuốc Tamiflu hết hạn để tận dụng lại, hạn chế tối đa lãng phí.

 

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng (*), người được giao trực tiếp phụ trách triển khai ý tưởng, kể lại, hồi ấy, Chính phủ cho một đề tài độc lập, tổng hợp oseltamivir, tiền chất có giá trị bảo hộ đến 2016. Đề tài này đơn thuần là khoa học.

 

 

GS.TSKH Đặng Vũ Minh (**) cho một đề tài nhỏ do TS Đoàn Thị Mai Hương chủ trì, trị giá 100 triệu đồng kéo dài một năm. Đề tài lúc đó cũng ghi là MẬT, và mục tiêu chỉ là xác định, thăm dò khả năng tái chế Tamiflu hết hạn sử dụng, phân lập, kiểm nghiệm xem thuốc có đạt tiêu chuẩn không, nhằm đảm bảo an ninh dược phẩm của đất nước.

 

Bộ Y tế lúc đó hết sức ủng hộ. TS Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Dược, hỗ trợ miễn phí 5000 viên Tamiflu, giá 750.000-1.200.000 đồng/10 viên, từ hàng xách tay vì hồi đó chưa có trên thị trường. Hạn sử dụng của thuốc này, sản xuất tại Đài Loan, là tháng 1-2007.

 

 

Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả thu hồi hoạt chất Oseltamivir phosphate là 80% quy mô phòng thí nghiệm, tương đương khoảng 250 gram từ 4000 viên Tamiflu, trong tổng số 5000 viên được Bộ Y tế tặng. Sản phẩm thu hồi được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, Bộ Y tế, ngày 22/11/2007. Kết quả công bố ngày 12/12/2007 cho thấy sản phẩm thủ hồi đạt yêu cầu.

 

 

Lọ oseltamivir ấy vẫn được để tại Viện Hóa học. Thời hạn của hoạt chất, theo quy định, do nhà sản xuất quy định. Còn về thời hạn sử dụng hoạt chất oseltamivir này, các nhà khoa học chưa nghiên cứu do quy mô đề tài nhỏ, chỉ một năm trong phòng thí nghiệm và có tính chất thăm dò.

 

 

Kỳ vọng về kế hoạch lớn, ngay từ hồi đó, các nhà khoa học còn nghĩ đến việc chọn cụm từ nào đó thay thế cụm từ “tái chế”.

 

Cụm từ “tái chế” có thể dẫn đến hiểu lầm thuốc hết hạn sử dụng có thể mang đi xử lý thế nào đó rồi sử dụng lại nguyên xi, TS Phạm Văn Cường, người trực tiếp tam gia đề tài hồi ấy và hiện là Phó Viện trưởng Viện Hóa sinh Biển, nhớ lại.

 

“Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, không phải là đề tài nghiên cứu tái chế Tamiflu mà là nghiên cứu xử lý Tamiflu đã hết hạn sử dụng để thu hồi hoạt chất oseltamivir, làm sạch hoạt chất đạt tiêu chuẩn dược điển để có thể sản xuất thuốc mới tại các công ty dược Việt Nam”, TS Cường nói.

 

 

Nhóm nhà khoa học được giao nhiệm vụ đặc biệt ấy sau đó tiến hành nghiệm thu đề tài, báo cáo lãnh đạo Viện Khoa hoc&Công nghệ Việt Nam rằng có thể tái chế Tamiflu, nhưng phải nằm trong khuôn khổ hợp pháp.

 

 

Bộ Y tế lúc đầu háo hức như thế, khi có kết quả thì thế nào?

 

 

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng trầm ngâm một lúc rồi nói: “Chúng tôi cũng có một cuộc gặp gỡ với đại diện Bộ Y tế nhưng trong phạm vi cuộc họp chung về cây hồi”.

 

Cuộc họp chung về cây hồi lần ấy, tiếc thay, không có nội dung nào bàn về đề tài nêu trên của các nhà khoa học. Thông báo tại cuộc họp ấy, vì vậy, chỉ là thông báo miệng và không chính thức.

 

 

Không nản lòng, tại một cuộc họp với một phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, các nhà khoa học đề cập lại thành quả bước đầu của nghiên cứu. Họ còn chìa đề xuất bằng văn bản đề nghị phát triển đề tài nhỏ mang tính thăm dò nêu trên.

 

Theo đó, sẽ có đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước mang tên “Nghiên cứu công nghệ thu hồi hoạt chất oseltamivir phosphate từ biệt dược Tamiflu nhập khẩu đã hết hạn để tái sử dụng làm thuốc chống bệnh cúm do virus H5N1 gây ra”. Văn bản đề nghị này lúc đó cũng thuộc dạng MẬT, không phổ biến.

 

 

Các nhà khoa học đề xuất cơ quan chủ quản đề tài sẽ là Bộ Y tê, cơ quan chủ trì đề tài sẽ là Viện Hóa học – Viện KH&CN Việt Nam, và chủ nhiệm đề tài sẽ PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, thời gian thực hiện khoảng 30 tháng, từ tháng 5/2008.

 

“Từ đó chúng tôi chưa nhận được phản hồi từ Bộ Y tế và cũng không hỏi lại. Đúng hơn, với chức năng của mình, cũng chỉ biết đến thế thôi”, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng.

 

Không hiệu quả?

 

Chúng tôi đem thắc mắc ấy của các nhà khoa học hỏi TS Nguyễn Quốc Triệu, Bộ Trưởng Bộ Y tế, thì được biết, lãnh đạo Bộ Y tế có biết các nghiên cứu và đề xuất ban đầu của các nhà khoa học. Một mặt, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu nói sẽ tham khảo kỹ hơn với Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang và có trả lời cụ thể về vấn đề này.

 

Mặt khác, Bộ trưởng cho rằng nghiên cứu của các nhà khoa học có vẻ chưa đạt hiệu quả kinh tế. Thuốc sản xuất từ tiền chất Oseltamivir phosphate thu được chỉ có thời hạn sử dụng một năm thì quá ngắn. Có khi vừa đưa vào lưu thông hoặc dự trữ thì đã hết hạn. “Tới đây, tôi sẽ yêu cầu anh Quang làm văn bản, ký đóng dấu và trả lời chính thức bên đó”.

 

 

Được hỏi, nếu vậy, việc xử lý 20 triệu viên Tamiflu quá hạn sắp tới sẽ ra sao, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khất, lần sau sẽ trả lời. Chờ đến khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo từ kết luận của Thanh tra Chính phủ đã.

 

 

Trao đổi lại với các nhà khoa học ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng không bình luận gì. Thay vào đó, ông chỉ nói các nhà khoa học còn lường trước hàng loạt khó khăn nữa như đây là vấn đề nhạy cảm, thuốc Oseltamivir phosphate vẫn nằm trong thời hạn quyền bảo hộ cho đến năm 2016.

 

 

Mặt khác, “theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc hết hạn phải tiêu hủy, không cho phép bất cứ ai thu hồi. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng vẫn tỏ ra lạc quan: “Khi tôi sang bên Bộ Y tế, các đồng chí bên ấy rất đồng tình và hợp tác”.

 

Nhưng không thể bỏ cuộc

 

Được hỏi có bỏ cuộc với kế hoạch tìm lối thoát cho 20 triệu viên thuốc phòng chống cúm A đã hết hạn sử dụng không, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng rất khó có câu trả lời trong hiện tại, kể cả với Bộ Y tế. Lý do đơn giản là phải vượt qua hai quả núi lớn.

 

Một mặt, từ đề tài thăm dò ban đầu, phải trả lời dứt điểm có làm “Nghiên cứu công nghệ thu hồi hoạt chất oseltamivir phosphate từ biệt dược Tamiflu nhập khẩu đã hết hạn để tái sử dụng làm thuốc chống bệnh cúm do virus H5N1 gây ra” hay không. Mặt khác, phải tìm cách vượt các hàng rào pháp lý nêu trên.

 

 

Nhà khoa học kiến nghị, trong bất cứ hoàn cảnh nào, không thể bỏ cuộc vì lợi ích và tính mạng của dân tộc.

 

“Bệnh cúm có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. Cúm gần như tồn tại song hành với sự tồn tại của con người. Việt Nam là nước nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, việc dự trữ thuốc cho một quốc gia 100 triệu dân là hết sức cần thiết. Nghiên cứu tái sử dụng thuốc hết hạn, và nghiên cứu tự sản xuất thuốc là không thể tránh khỏi’, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng khẳng định. Ông đề nghị, nhân sự kiện 20 triệu viên Tamiflu tồn đọng, Chính phủ cần tranh thủ chuyển bất lợi thành cơ hội, sớm đưa việc nghiên cứu và sản xuất thuốc chống cúm vào đường ray vì “Chiến lược sản xuất thuốc cúm phải 10-20 năm. Không thể tiếp tục chấp nhận cảnh nước đến chân mới nhảy. Không thể đợi đến khi đại dịch cúm đe dọa mới lại cuống lên”.

 

Thay vì mua của hãng Roche 2.500 kg Oseltamivir nguyên liệu với giá 22 triệu USD, hạn dùng 10 năm, bốn công ty dược Việt Nam mua 2.030kg của Ấn Độ với giá hơn 27 triệu USD với hạn dùng ba năm. Từ nguồn nguyên liệu đó, tháng 3-2006, bốn công ty đã hoàn thành sản xuất trên 9,7 triệu viên thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate có hạn dùng hai năm. Số thuốc này hết hạn sử dụng vào tháng 2-2008. Bộ Y tế sau đó tăng hạn sử dụng thêm một năm. Số còn lại được dự trữ dưới dạng nguyên liệu và tháng 2-2009 cũng hết hạn. Bộ Y tế sau đó cũng gia hạn dùng thêm một năm. Toàn bộ số thuốc sản xuất đợt đầu hết hạn từ tháng 3-2009, đang được bảo quản tại bốn công ty và chưa được xử lý. Tính đến nay, Bộ Y tế đã quyết toán và thanh toán cho bốn công ty liên quan 562 tỷ đồng, gồm Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty Imexpharm, Công ty Dược & Vật tư Y tế Phú Yên (Pymepharco), và Công ty Stada VN.

 

 

(*) PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng hiện là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hóa-Sinh Biển (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), kiêm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học&Công nghệ,

(**) GS.TSKH Đặng Vũ Minh nguyên là Chủ tịch Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, hiện là Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

Quốc Dũng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 20 triệu viên thuốc phòng cúm A – Xử lý thế nào

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Tin Môi Trường
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

VACNE 30 năm
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI