Sống xanh » Gia đình xanh
2,8 triệu người Việt Nam bị loãng xương
(17:48:17 PM 18/06/2011)
Phó giáo sư, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Anh Thư, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Chủ tịch Hội loãng xương cho biết, điều đáng quan ngại là số ca mắc bệnh loãng xương đang tăng, trong khi người bệnh vẫn ít quan tâm đến việc tầm soát hoặc sau khi chẩn đoán được bệnh lại bỏ điều trị.
Theo bà Thư, các yếu tố nguy cơ dẫn đến khả năng gãy xương của người bị bệnh thường do tuổi tác, giới tính. Riêng nguyên nhân dẫn đến loãng xương, ngoài tuổi tác thì chủ yếu là do thiếu canxi, vitamin D hoặc sử dụng quá nhiều các loại thuốc có chứa Corticosteroid.
"Bệnh nhân thường chủ quan với loãng xương là do bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng. Rất nhiều người khi bị gãy xương mới biết mình bị loãng xương. Trong khi đó, phòng ngừa lại không khó", Tiến sĩ Thư nói.
Phần lớn bệnh nhân bị loãng xương thường có nguy cơ lún gãy đốt sống, kế đến là gãy xương vùng hông. Nhiều bệnh nhân phải nằm liệt suốt đời vì tuổi đã cao khiến xương gãy khó hồi phục.
Đo mật độ xương là cách đơn giản để biết đủ hay thiếu canxi. Ảnh: Thiên Chương.
Khẳng định canxi có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh loãng xương, Phó giáo sư - Tiến sĩ - Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức (ĐH Y dược TP HCM) cho biết, trong cơ thể, canxi là chất khoáng chiếm lượng lớn hơn tất cả khoáng chất khác. Tuy nhiên mỗi ngày cơ thể đều diễn ra cơ chế tạo xương và hủy xương. Ước tính có khoảng một gam canxi sẽ bị đào thải mỗi ngày. Riêng phụ nữ mang thai, cho con bú, lượng canxi bị tiêu hao lên đến 1.500 mg một ngày.
"Việc bài tiết canxi mỗi ngày là không đổi, vì thế nếu không bù canxi thì cơ thể luôn được đặt trong tình trạng thiếu canxi, mất xương. Ở trẻ, hụt canxi dẫn đến còi xương, còn ở người lớn thì loãng xương", ông Đức nói.
Các loại thức ăn có thể bù canxi, theo các chuyên gia xương khớp, gồm: sữa, lòng đỏ trứng, các loại đậu, vỏ tôm cua, rau quả. Ngoài ra, việc bổ sung canxi theo dạng thuốc cũng hoàn toàn có lợi cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Nhu cầu canxi mỗi ngày của trẻ dưới một tuổi là 200-300 mg; 3 tuổi cần 500 mg; từ 4 đến 8 tuổi: 800 mg; 9-18 tuổi là 1.300 mg. Phụ nữ có thai cần bổ sung 1.200-1.500 mg. Cũng theo Tiến sĩ Đức, lượng canxi bổ sung không được quá 2.500 mg một ngày vì dễ dẫn đến hiện tượng cơ thể giảm hấp thu các khoáng chất khác, tổn hại thận, tăng canxi máu hoặc đóng vôi các mô.
Bà Lê Anh Thư thì cho rằng, ngoài việc bù canxi mỗi ngày, mỗi người chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể dục, để tăng khối lượng xương đỉnh lên 10% (ở tuổi 35) thì sẽ giảm 50% khả năng bị gãy xương đến suốt đời.
Với bệnh loãng xương, bà Thư cho rằng nếu phát hiện sớm và kịp điều trị thì nguy cơ gãy xương sẽ giảm hẳn. "Việc chẩn đoán loãng xương rất đơn giản bằng cách đo mật độ xương, mỗi lần đo mất khoảng 300.000 đồng. Trong khi đó, nếu bị loãng xương, mỗi tháng người bệnh phải mất hơn 500.000 đồng tiền thuốc và phải điều trị lâu dài. Đó là chưa tính đến việc gãy xương rất khó lành đối với người có tuổi", bà Thư nói.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống loãng xương 20/10, tại Cung Văn hóa thể thao thanh niên (số 1, Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sáng 16/10 và tại Nhà hát Hòa Bình (TP HCM), các bác sĩ chuyên gia xương khớp sẽ đo độ xương miễn phí và tư vấn điều trị cho 1.500 phụ nữ có độ tuổi từ 40 đến 60. Đăng ký qua số điện thoại: 08.2214.3086
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?