Sống xanh » Gia đình xanh
Phong vị ngày Tết
(08:18:50 AM 02/02/2013)
“Tôi không đi qua tôi để lại gì” (Văn Cao)
Cứ mỗi độ rét về, mưa phùn thì rải lên mặt đường những vệt bụi nước mờ ảo, tháng Chạp buồn như một câu thơ cuối đông, cho đến khi Tết về…
Tết. Chẳng thể thiếu bánh chưng.
Nhà tôi chuyển đi chuyển lại loanh quanh ba bốn bận ở góc phố Hạ Đình hẻo lánh, nhiều ao truông (đấy là thời xưa) rồi ngập ngừng định cư mé hồ Rẻ Quạt (chẳng biết ai đặt tên mà thành). Nhà có thể chuyển đi chuyển lại, cơ mà gần ba chục năm rồi, Tết nào cũng vậy, nhà tôi, xóm tôi lại rục rịch lá dong, gạo nếp làm bánh chưng.
Quãng gần Tết ông Công ông Táo, nhà đã hoan hỉ bàn bạc xem năm nay gói bao nhiêu chiếc, nhiều phen khiến bố gắt gỏng lên vì tính đi tính lại nhiều lượt. Lá dong rửa sạch, rửa kỹ, trước khi cho vào khuôn gói lại lấy khăn tay sạch lau khô một lượt nữa. Bố không biết gói thì chỉ định rõ số lượng thịt, đỗ xanh, gạo trong từng chiếc bánh. Mẹ gói vun lên xoắn lại cho lạt mềm nhưng buộc chặt chiếc bánh xanh màu lá dong, đượm mùi gạo nếp và đỗ xanh.
Những ngày xưa thân ái, vun lửa lên từ ba góc bếp gạch “nồi bánh chưng lúng búng sôi ngoài ngõ” như một câu thơ tôi từng viết. Cả nhà thay nhau trông nồi bánh, tôi thì gà gật xem phim hành động, dụi mắt trong cái rét cắt da cắt thịt, chêm lửa vào nồi bánh cho trọn một ngày. Bánh đã chín, xếp ngay ngắn lên mâm, dùng các vật nặng ép cho thân bánh vuông vức, ruột bánh chắc lẳn.
Hai Tết nay, con gái đầu của tôi đã lơn lớn, chạy lon ton, lăng xăng lấy nọ lấy kia cho bà nội gói bánh. Tiếng cười rộn rã ấm hơn mùa Đông lạnh, ngọn lửa bánh chưng lục bục cháy và âm thầm vươn làn khói mỏng mảnh lên tận cao xanh.
Tết. Không quên quất và đào.
Tết năm nào cũng vậy, dù thóc cao gạo kém, đói khổ đến đâu, nhà tôi phải có hoặc quất hoặc đào, hoặc cả hai. Trước 30 độ một hai hôm, tôi lấy xe chở bố lên sân Thượng Đình, rồi đường Hoàng Minh Giám chọn quất, đi rã cẳng để tìm cây quất nào xum xuê lá, đượm lộc mà lại hợp nhà. Có năm mua được cây quất vừa ý, nằm trên trường kỷ, bố tôi tủm tỉm cười mà ngắm một mình, làm ai cũng cười lây.
Quả quất cứ vàng rực lên mỗi độ Tết về, mà quả quất thì bao nhiêu điều hữu dụng, chữa ho quất pha mật ong này, thịt luộc chấm bột canh pha ớt với nước quất thì tuyệt cú mèo. Ngắm cây quất xum xuê lá, rực vàng quả, chúm chím lộc và hoa, cũng thực là thú vị. Nghe trong cái lạnh mùa đông, thoang thoảng hương hoa quất, đưa đẩy phong vị ngày Tết cứ rộn lên trong lòng mỗi người con đất Việt.
Cành đào đi vào thơ tôi như một niềm xuân:
“Mùa xuân về trên những cánh đào phai
Và sẽ đi khi hoa tàn phố chợ
Em khóc gì cho những cánh hoa rơi?”
Màu hoa xao xuyến buông lộc đời, rải khắp Hà thành những phơn phớt hồng như hấp háy cười trong cái lạnh lùng của mùa đông. Không đào không quất thì còn gì là Tết nhỉ?
Tết. Phải khai bút đầu xuân.
Lệ xưa, người có chữ đến đầu xuân năm mới thì chọn một ngày đẹp để khai bút. Nét bút phượng múa rồng bay trên giấy đỏ như rực rỡ hơn cho một năm nhiều vận hội. Cái khung cảnh ấy cứ quyến luyến trong tôi những vần thơ đầy tình người của Vũ Đình Liên về những ông đồ già…
Tập cổ, hay là do bố mẹ dặn dò, từ năm lớp Ba, tôi cũng chọn ngày đẹp, khi thì viết đôi câu thơ, lúc giải bài toán trên cuốn vở hăng lên mùi giấy mới. Chữ thì phải có nghĩa, những điều này răn tôi từ những nét chữ đầu xuân ấy…
Năm qua, xuân lại, Tết đến, bỏ lại sau lưng bao điều không vui vẻ, cuộc sống còn bao điều buồn nhiều hơn vui để cả nhà sum họp, quây quần bên mâm cỗ tất niên (dù ít dù nhiều, dù sang dù nghèo) đậm đà cái tình, cái nghĩa buổi đầu năm…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?