Vẻ đẹp lan vani ở Khánh Hòa
(15:09:53 PM 10/07/2013)
Lan Vani không lá (Vanilla aphylla Bl.). Dây leo của loài này bám lên các cây gỗ độ cao khoảng 2-3m. Thân của chúng có màu xanh lục, đường kính gần 1cm; cánh hoa có màu xanh lục nhạt, dài khoảng 3cm; cánh môi hoa có 3-4 sọc đỏ và lông màu tím. Loài này phân bố ở khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa), Suối Cát (Cam Lâm). Vani không lá còn được ghi nhận có phạm vi phân bố khá rộng trong các đai rừng dầu ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ kéo xuống đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu. (Ảnh: Vũ Ngọc Long)
Lan vani trắng (Vanilla albida Bl.). Loài này có dây leo phân nhánh nhiều dài 5-6m, bám trên các cây gỗ hoặc cây bụi. Thân của chúng có màu xanh đậm, đường kính 0,7cm. Phiến lá lan vani hình elip hơi hẹp, đầu nhọn, dài đến 15cm. Mùa ra hoa của lan vani trắng là tháng 2-4. Loài này còn có tên gọi là đồng danh là Vanilla yersiniana Guill, để tưởng nhớ bác sỹ A.Yersin, người đã khám phá Hòn Bà năm 1915. Lan vani trắng thường hiện diện ở rừng ẩm ven suối, phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Ba Hồ (Ninh Hòa) ở độ cao khoảng 300-400m. (Ảnh: Trần Giỏi)
Lan vani hồng (Vanilla sp.). Loài này còn được gọi là vani Hòn Bà. Vani hồng thường bám trên các thân cây gỗ, dây leo rất dài trên 10m. Lá lan dày láng, hình elip hẹp, dài gần 20cm. Lan vani hồng ra hoa vào tháng 3-5. Loài này có phạm vi phân bố hẹp, chỉ tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ở độ cao khoảng 500-700m, hiện diện dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng. Đây là loài vani mới được ghi nhận tại Khánh Hòa. (Ảnh: Trần Giỏi)
Lan vani nhiều lông (còn gọi Lan vani Vọng Phu), Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova. Dây lan leo có thân trườn hay bò, dài đến 10m, thân loài này có màu xanh đậm đường kính gần 1cm, lóng dài 7-10cm, có rễ ở mắt. Mùa ra hoa của loài này là khoảng tháng 2-4. Loài này được ghi nhận đầu tiên vào năm 2011 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, nhưng lúc đó chưa thu thập đủ dẫn liệu khoa học và mẫu hoa. Theo Giáo sư Leonid Averyanov (Nga) chuyên gia hàng đầu về lan Việt Nam, hình thái và giải phẫu của loài này khá giống với đặc điểm hình thái của loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen (đã phát hiện và mô tả vào năm 2007 ở Shenzhen, phía nam Trung Quốc. Tháng 4/2013, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam đã tìm thấy và thu được mẫu loài này ở rừng ven suối khu vực tiếp giáp núi Vọng Phu ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa ở độ cao gần 700m.
Đối chiếu với các tài liệu liên quan, loài này có nhiều đặc điểm rất khác so với những loài vani đã mô tả và các nhà khoa học đã nhận định đây sẽ là một loài mới của thế giới. Lúc đó nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đặt tên là Lan vani Vọng Phu (Vanilla vongphuensis). Sau khi nhóm nghiên cứu thu thập và đem mẫu lan này về lại TP HCM, Ông Nguyễn Thiện Tịch đã vẽ, mô tả chi tiết và liên lạc với André Schuiteman (Vườn Thực vật Kew, Anh quốc) và biết được loài này đang chuẩn bị công bố với tên Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova - từ mẫu vật do TS.Rybkova lấy từ Hòn Bà. (Ảnh: Lưu Hồng Trường)
Lan vani lá lớn (Vanilla sp.). Dây leo của chúng mọc bám trên các thân cây gỗ, loài này có thể leo cao khoảng 8m, dây có màu xanh đậm, đường kính 1cm. Đến nay, rất tiếc các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu được mẫu hoa của loài này trong tự nhiên. Lan vani lá lớn khá giống với vani Trung bộ (Vanilla annamica Gagn. ex Averyanov). Loài lan vani này hiện diện ở rừng nguyên sinh kín thường xanh, hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, phân bố ở vùng đỉnh Hòn Bà ở độ cao khoảng 1.500m, với số lượng cá thể rất ít.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.