Thiên đường bị quên lãng: Hạt ngọc dưới gối giai nhân
(08:04:42 AM 22/11/2012)Cù Lao Xanh còn gọi là đảo Vân Phi, nằm gần vịnh Xuân Đài, thuộc xã Nhơn Châu, TP.Quy Nhơn, Bình Định. Đảo có diện tích 365ha, dân số 2.300 người và gồm các thôn: Thôn Tây (trung tâm), thôn Trung, thôn Đông. Đảo cách Quy Nhơn 17km, cách xã Xuân Hoà (Sông Cầu, Phú Yên) 6km.
Bãi đá trứng ở Cù Lao Xanh. |
Gần trong gang tấc...
Ngoài cái tên cổ Vân Phi đẹp như một áng mây bay, nơi đây còn có vị trí thuận lợi nhất về du lịch trong tất cả các đảo ven bờ tại Việt Nam vì khoảng cách từ đảo đến 2 trung tâm lớn của miền Trung là Quy Nhơn và Tuy Hòa chỉ trên dưới 10km. Hơn thế nữa nó lại nằm đúng nơi mà dòng du khách Tây Nguyên đổ xuống miền Trung. Tuy nhiên phong cảnh tuyệt vời tại đây vẫn không được du khách biết đến hay nói đúng hơn, du khách không có cơ hội được biết đến hòn đảo này.
Đoàn người du lịch của Công ty Ân Thiên Hưng (Hà Nội) gồm 30 người cả lãnh đạo và các nhân viên sau chuyến du lịch Huế - Đà Lạt đã về đến Quy Nhơn. Tất cả họ lại tìm thuê xe để trở về Quảng Nam (cách đó gần 300km) để đi Cù Lao Chàm. Khi tôi gợi ý thay vì về Quảng Nam đi Cù Lao Chàm, cả đoàn nên đi Cù Lao Xanh, chỉ cách Quy Nhơn hơn 10km, sau đó đi máy bay từ sân bay Phù Cát (Bình Định) về Hà Nội sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hơn thì chị Nguyễn Diệp Hoa - Giám đốc Công ty tỏ ra ngạc nhiên:
“Thì ra đây cũng có một đảo ven biển à? Tại sao tôi tra trên mạng về các tour du lịch lại không thấy. Có lẽ tôi sẽ tìm hiểu theo gợi ý của anh xem sao”. Kết quả là tại Bình Định không có một công ty du lịch nào tổ chức tour ra đảo này, chính vì thế Công ty Ân Thiên Hưng sẽ tự tổ chức chuyến đi và tôi xin “đi ké” chuyến đi ấy.
Tuy nhiên, chỉ ngay buổi sáng hôm sau, sau thời gian tìm hiểu, chị Hoa thông báo: “Chào anh! Chúng tôi về Quảng Nam. Anh ra Cù Lao Xanh một mình vậy. Cảnh vật dù nhìn từ trong bờ ra cũng thấy thật đẹp nhưng chúng tôi không dám ra đó. Chắc phải chờ khi nào tỉnh Bình Định có sự đầu tư thì khách du lịch chúng tôi mới ra đó được”… Chúng tôi lên đường ra Cù Lao Xanh và vẫn thắc mắc, điều gì đã cản bước các du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này.
... mà xa ngàn trùng
Từ trong bờ nhìn ra đã thấy Cù Lao Xanh án ngữ ngay trước vịnh Quy Nhơn. Chính nhờ Cù Lao Xanh mà vịnh Quy Nhơn được biết đến là một vịnh biển có sóng lặng nhất dải miền Trung, ít bị ảnh hưởng bởi bão gió. Chuyện ra đảo phức tạp hơn chúng tôi tưởng, không thể thuê xuồng hay ca nô vì các dịch vụ này không có. Mối liên hệ của đảo với đất liền phụ thuộc tất cả vào duy nhất một con thuyền máy cũ kỹ:
Sáng 7 giờ từ đảo vào bờ và chiều 1 giờ từ đất liền ra đảo. Thuyền được cải tạo để có sức chứa khoảng 50 người cùng hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho đảo. Ngồi chen chúc trên con thuyền nhỏ với hơn 2 giờ vượt sóng ra đảo bên những người đang nôn mửa vì say sóng, tôi bỗng thấy quyết định không ra đảo của các du khách mình gặp hôm qua là hợp lý.
Không cần đến các con thuyền lớn sang trọng như ở vịnh Hạ Long, nhưng chỉ cần các ca nô nhỏ như tại Cù Lao Chàm thì du khách có thể đến đảo này trong vòng hơn 20 phút…
Đi gần hết các đảo ven bờ miền Trung nên tôi có tự tin để nhận định rằng, cảnh đẹp và sự hoang sơ quyến rũ của Cù Lao Xanh đứng đầu bảng. Rạn san hô kéo dài ra phía biển cách bờ đến mấy trăm mét. Dưới nắng chiều cái thủy cung huyền ảo ấy hiện ra khi thuyền còn cách đảo cả km. Đó là một nơi để lặn biển tuyệt vời…
Bãi đá trứng khổng lồ (những hòn đá lớn tròn trịa xếp chồng lên nhau) đón du khách ngay ở sát cầu tàu, bãi đá trứng ở Cù Lao Xanh xét về độ hoành tráng còn vượt qua cả bãi đá trứng Ghềnh Ráng vốn nổi danh ở Quy Nhơn - nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ. Không có thuyền lớn nên cả bãi thuyền của Cù Lao Xanh là nơi tập trung của cả ngàn chiếc thuyền thúng, đẹp hoang sơ.
Chúng tôi thấy một sự vô lý khủng khiếp khi thiên đường du lịch này không được ai quan tâm như hòn ngọc bị bỏ quên dưới gối giai nhân. Tuy nhiên khi bước chân lên bờ thì không còn cảm thấy sự vô lý ấy nữa bởi tại Cù Lao Xanh, xã đảo Nhơn Châu những cái thiếu thì thật thiếu và những cái thừa thì thật thừa. Và sự mất cân đối này lại do các nhà quản lý tạo ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.