»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:19:30 PM (GMT+7)

Tây nguyên mùa bướm bay rợp trời Tin ảnh

(19:57:36 PM 24/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Tháng 4, khi bầu trời cao xanh vời vợi và không gian ươm màu nắng vàng như mật cũng là lúc những người bạn rót vào tai nhau lời tỉ tê: “Về Tây nguyên đi, mùa bướm bay đến rồi!”.

Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Một đàm bướm tụ lại trên bãi đất ven đường tỉnh lộ từ TP Buôn Ma Thuột đi huyện Krông Ana, Đắk Lắk - Ảnh: Tiến Thành


Người dân phố núi gọi mùa này là mùa bướm sâu muồng. Bởi loài bướm có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt dịu dàng này thường đẻ trứng, làm sâu, tạo kén trên những hàng cây muồng vốn được trồng rất nhiều ở Tây nguyên.

Những ngày tháng ẩn nhẫn tạo hình dưới tán lá xanh, bướm sâu muồng lặng lẽ đến mức khiến người ta quên đi sự tồn tại của chúng. Bỗng một ngày, bước ra đường đã thấy hàng triệu cánh bướm tung bay rợp trời.

Phải chăng sau những ngày nắng hạn, kén sâu muồng nghe tiếng mưa đầu mùa và hơi đất ngào ngạt nên rủ nhau cựa mình thức giấc?

Trong ngày, bướm thường bay nhiều từ 10 - 12g trưa. Các tuyến QL14, QL26 vốn trồng rất nhiều cây muồng để chắn gió cho cà phê chính là nơi tập trung nhiều bướm nhất.

Như choáng ngợp trước tự do, những cánh bướm như con thiêu thân lao vút vào không trung, va cả vào xe, vào người đi đường.

Bướm bay rợp tầm mắt, bướm đậu kín trên những chùm hoa cà phê và dập dìu bên những bờ hoa dại. Những vũng nước nhỏ đọng trên nền đất đỏ cũng đặc kín bướm vàng...

Bướm sâu muồng vốn mỏng manh nên một cánh bướm nhỏ lạc loài dễ khiến người nhìn lơ đãng bỏ qua, nhưng hàng triệu cánh bướm bay thành từng đàn lại có sức hấp dẫn ghê gớm.

Cảnh tượng khiến khách đường xa quên cả chặng đường và cái nóng như thiêu như đốt, chỉ thấy chấp chới bướm vàng trong đáy mắt.

 

Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Dọc đường vào hồ Ea Nhái, huyện Krông Pắk với hai hàng cây muồng, nơi đàn bướm quần tụ - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Bướm bay rợp trời trên QL14, đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Đàn bướm bay trên cỏ hoa - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Một con bướm đậu trên nụ hoa - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Cận cảnh một con bướm đậu trên hoa dã quỳ hiếm hoi còn sót lại - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Cận cảnh một con bướm sâu muồng - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Một đàn bướm sâu muồng đang quần tụ trên mặt đất - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Một người dân tò mò nhìn đàn bướm bay đoạn qua quốc lộ 14 - Ảnh: Tiến Thành
Tây[-]nguyên[-]mùa[-]bướm[-]bay[-]rợp[-]trời
Bạn trẻ hào hứng đuổi bắt bướm ven hồ thủy lợi Ea Nhái, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk - Ảnh: Tiến Thành.

HUYỀN TRANG - TIẾN THÀNH/ TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tây nguyên mùa bướm bay rợp trời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI