Mùa đông, lên đồi Thiên An săn nấm thông rằn
(19:57:27 PM 25/11/2019)(Tin Môi Trường) - Loài nấm thông rằn được buôn bán, trao đổi trên thị trường thế giới nhưng chỉ có những người ở sát rừng thông mới biết đến đặc sản này.
>> Khám phá lễ hội mùa đông phong cách Châu Âu trên đỉnh núi Chúa >> Băng giá bao phủ Mẫu Sơn, đợt giá rét kỷ lục đầu mùa Đông năm nay kéo dài đến bao giờ? >> Băng trên đảo Greenland tan giữa mùa đông >> Lãng mạn như "Mùa đông nước Pháp" trên đỉnh Núi Chúa >> Giảm giá vé cáp treo tới 50%, du khách đổ lên Fansipan tận hưởng Lễ hội mùa đông
Khi Huế vào đông là lúc nhiều hộ sinh sống cạnh đồi thông Thiên An () bắt đầu bước vào nghề "săn" nấm thông rằn về làm thực phẩm
Không biết nghề “săn" nấm thông rằn ở đồi thông Thiên An có từ bao giờ, chỉ biết rằng, cứ tháng 10 và 11, người dân thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng lại đi kiếm nấm về ăn
Nấm thông rằn thường mọc ở những khu rừng thông xanh, có tán rừng che phủ và thảm thực bì dày
Trung bình mỗi ngày, mỗi người thu về từ 20-30kg nấm thông rằn từ đồi thông Thiên An
Mặc dù ngon, bổ dưỡng và có thể dự trữ trong suốt cả mùa đông, nhưng rất ít người biết đến món đặc sản này
Khi đi nhổ nấm, ngoài giỏ đựng, dân chuyên nghiệp thường đem theo găng tay để tránh gai cào và mang liềm hoặc dao nhỏ để chặt cây bụi cho dễ nhổ và để cắt lá sân - thứ gia vị không thể thiếu khi chế biến nấm
Ông Nguyễn Ngọc Bộc - ở thôn Cư Chánh - lưu ý, có một loại nấm gần giống nấm thông rằn (hình cây nấm phía bên tay trái) nhưng trên đầu có màu đỏ, ăn vào dễ đau bụng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Anh - cựu giảng viên khoa Sinh, Trường đại học Khoa học Huế, chuyên gia về nấm - cho biết, nấm thông rằn có tên khoa học là boletus edulis, là loài nấm ăn phổ biến, được buôn bán trên thị trường quốc tế. Còn nấm có phần hơi giống nấm thông rằn như trong ảnh thuộc chi boletus
Nấm sau khi đem từ rừng thông về phần dưới thân rễ sẽ được gọt bỏ, phần còn lại đem phơi từ 3-4 ngày nắng to. Nếu muốn để ăn dần, bà con thường cất trong hũ to
Trước khi chế biến nấm, phải rửa nước nóng và muối hai lần
Bà con vùng đồi ở xã Thủy Bằng xem nấm thông rằn là thực phẩm hữu ích chỉ để ăn trong gia đình chứ không bán cho người ngoài
Với anh Nguyễn Ngọc Bộc, món nấm này là một sản vật mùa đông hiếm có mà thiên nhiên ban tặng cho người dân trong thôn
Giữa những ngày đông xứ Huế, được ăn tô mì sợi to nấu với nấm thông rằn, mới cảm nhận được sức hấp dẫn của ẩm thực vùng đồi. Từng thớ nấm béo, dai, chua thanh, thoảng mùi nhựa thông rất kích thích vị giác.
(Thuận Hoá/báo PNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.