Hành trình theo con đường Hạnh Phúc
(15:46:47 PM 06/01/2015)Hàng rào đá là nét đẹp của những ngôi nhà vùng cao
Dọc theo con đường Hạnh Phúc
Quốc lộ 4C hay còn gọi là con đường Hạnh Phúc, đây là con đường huyết mạch với độ dài trên 200km nối từ thành phố Hà Giang đi qua các huyện của vùng cao núi đá: Quảng Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, với hàng nghìn khúc cua tay áo với một bên là vực thẳm hun hút, một bên là vách đá sừng sững. Được khởi công xây dựng từ năm 1959 và đến tháng 3 năm 1965 con đường chính thức được hoàn thành bởi bàn tay, khối óc, ý chí và xương máu của nhiều thanh niên xung phong và người dân ở nhiều địa phương trên cả nước về đây.
Trong cái rét của những ngày cuối năm 2014, khi ngày kỷ niệm 50 năm con đường Hạnh Phúc đang đến gần, thắp những nén nhang lên những ngôi mộ của những người đồng đội cùng chung tay xây dựng con đường Hạnh Phúc, Ông Phạm Quang Bút-quê ở Hải Dương, Quản trang Nghĩa trang thanh niên xung phong tại Huyện Yên Minh- Hà Giang không khỏi bùi ngùi nhớ lại “ khi quốc lộ 4C được làm, người dân ở đây đã gọi đó là con đường Hạnh Phúc, vì nhờ có con đường này cuộc sống của người dân đã bớt cơ cực rất nhiều. Ngày đó, chúng tôi là những thanh niên xung phong đến từ nhiều địa phương nhưng nhiều nhất có lẽ là từ các tỉnh: Phú Thọ, Thái Bình, Hải Dương, …chỉ với cuốc, xẻng, xà ben, mìn phá đá và những dây chão để treo người trên những vách đá vậy mà chỉ sau 6 năm hơn 200km đường đã được hoàn thành”.
Rời Yên Minh, đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình trên con đường Hạnh Phúc tiến vào Cao nguyên đá Đồng Văn, đây không chỉ là một công viên địa chất của thế giới mà còn là một vùng đất chứa những di tích lịch sử rất tiêu biểu của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang. Trước khi có con đường Hạnh Phúc, từ Quản Bạ ngược về phía biên giới gần như bị chia cắt với miền xuôi bởi Cổng Trời. Cả vùng miền núi Hà Giang trước cách mang tháng 8 là vương quốc của ông Vua Mèo Vương Chí Đức ( 1865-1947).
Nằm sát con đường Hạnh Phúc và cách thị trấn Đồng Văn 14km là di tích nhà Vương. Sự giao thương giữa Vua Mèo với phương Bắc thể hiện rõ nét trong kiến trúc của khu dinh thự họ Vương. Tổng thể kiến trúc rộng hơn 1.000 m2 với 13 hạng mục công trình của dinh khá giống với nhiều biệt phủ của vua quan Trung Quốc thời phong kiến. Toàn bộ khu dinh thự rộng lớn được bao bọc bởi vòng tường đá dầy 1m, cao từ 2,5-3m. Một khối lượng rất lớn gỗ lim, pơmu, sến … cùng với đá xanh khổng lồ đã dùng để xây lên khu vương phủ đồ sộ này. Tất cả những bức tường chính trong dinh phủ đều có độ dày 50-60cm được xây bằng đá sau đó ốp gỗ quý bên ngoài.
Lung linh sắc màu cao nguyên đá
Phiên chợ vùng cao Mèo Vạc
Bên cạnh máu xám và sự hùng vĩ của cao nguyên đá, thì những trang phục sặc sỡ của đồng bào dân tộc nơi đây thực sự làm say đắm lòng người. Chị Đặng Bích Thọ- Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phượng Hoàng tại Hà Nội cho biết “ Tôi may mắn được đi thăm quan nhiều nước và nhiều nơi trên thế giới, mỗi nơi tôi đi qua đều để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.Mặc dù đã nhiều lần đưa khách quốc tế đn với cao nguyên đá Đồng Văn, những mỗi lần đến là một lần trải nghiệm đầy thú vị. Giữa những trang phục sặc sỡ của các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao, Tày, Lô Lô … như càng làm tăng vẻ đẹp lung linh của Cao nguyên đá”.
Suốt cung đường từ thành phố Hà Giang đến dốc Bắc Sum, ngược lên cổng trời Quản Bạ, qua đèo Cán Tỷ, qua Yên Minh, Mậu Duệ rồi Đồng Văn qua cung đường tình yêu Mã Pì Lèng để dừng chân nơi Mèo Vạc, đâu đâu cũng thấy núi là núi. Đá chồng lên đá, đan xen vào nhau và chạy sát những cung đường cua tay áo dốc đứng đến rợn người. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng một bên là núi đá cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm và dòng sông Nho Quế vẫn hiền hòa uốn quanh, mới thấy hết sự hung vĩ, hiểm trở của đất trời của Cao nguyên đá Đồng Văn.
Có thể nói, giữa núi non hùng vĩ, phóng tầm mắt ra xa, thấp thoáng đâu đó những nếp nhà chen vào với đá của đồng bào dân tộc Mông, mặc dù thời điểm này khi mà chúng tôi đến con sông Nho Quế đã cạn nước nhưng với sự uốn lượn của nó quanh các khe núi hẹp cũng đủ tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ hiếm có, xua đi cái khô cằn, khắc nghiệt của bốn bề núi đá vây quanh.
Nếu như cung đường Hà Giang- Đồng Văn-Mèo Vạc quyến rũ bởi sự nguy hiểm, sợ hãi nín thở nhưng đẹp đến ngỡ ngàng thì điều ám ảnh chúng tôi suốt hành trình là sức sống của cao nguyên đá được tạo nên bởi chính những con người nơi đây. Trên đường từ Đồng Văn sang Mèo Vạc, khi đi qua đỉnh Mã Pì Lèng, trong cái rét ngoài trời chỉ còn chưa đến 80C những người dân ở đây gần như đã quá quen thuộc với khí hậu thời tiết khắc nghiệt, những đữa trẻ vẫn tung tăng chạy nhảy trên đường, chân đất , quần áo bạc màu nhưng đều đã biết giúp đỡ bố mẹ việc nhà từ nhỏ.
Cùng đi với đoàn anh Nguyễn Hồng Đài- Tổng Giám đốc Công ty Du lịch APT cho biết “ Cao nguyên đá Đồng Văn có một vẻ đẹp hoang sơ, nằm trong mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, lần này được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, sự đa dạng phong phú của văn hóa đồng bào dân tộc nơi đây, chắc chắn trong năm 2015, Cao nguyên đá Đồng Văn sẽ là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách. Đối với APT chúng tôi sẽ xây dựng và quảng bá tour du lịch đầy hấp dẫn về Cao nguyên đá Đồng Văn này mỗi tuần/tour theo hình thức canavan cho du khách quốc tế”.
Ai đã từng đến với Cao nguyên đá sẽ không khỏi ngỡ ngàng vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa đơn sơ mộc mạc của thiên nhiên và con người nơi đây. Đường đi lối lại khúc khuỷu, quanh co, gập ghềnh, hiểm trở đến nỗi ngôi trong xe ô tô có lúc cảm thấy mình như đang bồng bềnh uốn lượn và dập dềnh cùng sương trắng mênh mông trên trời cao rồi bỗng dưng lại quay ngoắt và lọt thỏm xuống thung lũng mờ ảo và hun hút.
Cũng giống như nhiều du khách khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn mà chúng tôi cảm nhận và thấy được đó là đá lớn, đá nhỏ, đá chỏ lên trời, đá “bơi” sườn dốc, đá và đá với nhiều hình thù, tư thế, màu sắc khác nhau khi có ánh nắng chiếu vào. Đá lổn nhổn như ghềnh dưới đáy sông có đoạn lại chon von, thoai thoải như hình tháp, có đôi chỗ lại xù xì như lông nhím hay tạo thành lớp dập dềnh như sóng biển. Đá từng lớp, từng lớp tại nên sự trùng trùng điệp điệp như kéo dài vô tận. Có thể nói trên dải đất hình S thân thương này chẳng có nơi nào như Hà Giang đá với đủ kích cỡ, vóc dáng kỳ lạ và muôn hình vạn vẻ như thế, một vẻ đẹp kỳ vĩ và hiếm có.
Trong chuyến đi trải nghiệm về Cao nguyên đá lần này, chúng tôi may mắn được đi cùng anh Đặng Quốc Sử- Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiên Du lịch- Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Hà Giang , anh cho biết “ Hiếm có nơi nào núi cao, vực thẳm, suối khe uốn lượn như cảnh sắc Đồng Văn. Thiên nhiên bao la với những khu rừng nguyên sinh, thảm thực vật xanh tươi và rất nhiều di sản, hang động của rừng núi đá vôi còn bí ẩn để du khách tìm hiểu, khám phá. Đặc biệt từ tháng 9 cho đến đầu tháng 11 hàng năm là mùa hoa tam giác mạch nở rộ, đây cũng là một trong những nét hấp dẫn của Hà Giang đối với mỗi du khách”.
Những cái tên đã trở thành “Thương hiệu” của Hà Giang như cổng trời Quản Bạ, Phó Bảng, Phố Cáo, Lũng Cú, Nhà Vương, đỉnh Mã Pì Lèng…chắc chắn rằng ai đã từng đến đấy sẽ không thể nào quên con đường ẩn hiện trong mây và sương mù, và một rừng đá xám của cao nguyên đá với con đường Hạnh Phúc vắt vẻo nơi lưng chừng núi, nhìn xuống dòng sông Nho quế hun hút dưới chân núi xa xăm. Dừng chân ở một phiên chợ vùng cao uống rượu ngô và thưởng thức đặc sản của địa phương bạn sẽ cảm nhận được cái hồn của núi rừng, sắc màu của đá của con người Hà Giang.
Khi màu xanh của dòng Nho Quế khuất hẳn dưới khe núi, chúng tôi cũng đến được Mèo Vạc, thị trấn với cột mốc Km185. Dẫu biết, cuộc sống của những con người vùng trời cực Bắc của tổ quốc vẫn còn nghèo đói lắm, gian nan lắm nhưng mầm “hạnh phúc” đang nảy nở giữa đá sỏi. Với những ruộng bậc thang lúa mới, nương ngô xanh tươi, lũ học sinh đôi mắt tròn xoe cắp cặp tới trường; phiên chợ vùng cao với sắc màu rực rõ… với chúng tôi hành trình mang tên Hạnh Phúc chưa bao giờ kết thúc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.