Dưới bóng cây argan
(20:56:49 PM 12/03/2012)Cuộc sống của người Berber nơi đây tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn diễn ra êm đềm, hiền hòa.
Một ngôi làng của người Berber nằm bình yên dưới chân núi High Atlas - Ảnh: Nam Vinh |
Giữa bao la trời đất
Khởi hành từ thành phố Marrakech được coi là thủ phủ du lịch của đất nước Morocco, các tour khám phá miền núi High Atlas thường dùng xe minibus hoặc xe hai cầu đưa khách lên núi. Sau đó hướng dẫn viên sẽ dẫn cả đoàn đi bộ dọc triền núi, lội qua suối, băng qua các vườn ôliu lá lấp lóa ánh bạc, vào thăm những ngôi nhà truyền thống của người Berber.
Người miền núi Berber nay là dân tộc thiểu số, vốn người bản địa Morocco trước khi trở thành vùng đất của dân Ả Rập. Họ nổi tiếng với nghề dệt thảm len, thảm lông lạc đà tinh xảo và rất nhiều nghề truyền thống khác.
Con đường quanh co trải đá vòng qua mấy quả đồi rồi lượn xuống dưới thung lũng, nơi suối chảy róc rách. Chúng tôi bỏ đường núi rộng rãi giờ đang tung bụi mù mịt vì hàng toán dê mới qua, đi theo đường mòn của dân địa phương. Một đám học sinh vừa tan học cười nói ríu ran tung tăng phía trước. Đến đoạn phải nhảy trên những hòn đá sang bờ suối bên kia, nhiều em đứng lại đưa tay giúp nhóm du khách.
Nhìn nước chảy xiết cuộn xoáy, mất khối thời gian “lên dây cót tinh thần” và được bọn trẻ cổ vũ mãi tôi mới dám nhảy.
Đứng dưới thung lũng Ourika ngước nhìn lên núi cao mới thấm thía con người thật bé nhỏ nhưng cũng thật can đảm dám đối mặt và sống chung với thiên nhiên. Núi và núi quay cuồng xung quanh. Lát nữa lên trên đèo sẽ thấy được đỉnh núi Jbel Toubkal cao nhất Morocco (4.167m) nằm trong công viên quốc gia Toubkal.
Cây Argan rải rác bên rìa sa mạc Sahara - Ảnh: Nam Vinh |
Con đường gập gềnh nhưng vẫn vang tiếng ca thúc lũ lừa đi mau - Ảnh: Nam Vinh |
Theo chân đám trẻ con mới tan học qua con suối chảy xiết - Ảnh: Nam Vinh |
Cây argan và hợp tác xã dành cho phụ nữ
Tại một đất nước Hồi giáo, vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình không được coi trọng. Phụ nữ phải làm việc cực nhọc và chịu nhiều lễ giáo khắt khe. Với những người bị chồng tuyên bố ly dị thì quãng đời sau đó là cả bi kịch.
Nhiều địa phương ở các vùng sâu vùng xa của Morococ đã thành lập những hợp tác xã dành cho phụ nữ không nơi nương tựa, bị chồng tuyên bố ly dị, không con cái, không người thân. Để đảm bảo cuộc sống cho những phụ nữ này, các hợp tác xã tìm cách tạo công ăn việc làm cho họ. Đây cũng là nơi để họ chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau.
Chúng tôi đến thăm một hợp tác xã như vậy ở vùng núi Thượng Atlas vào một ngày tương đối lạnh, mưa nắng cứ luân phiên nhau.
Khu nhà của hợp tác xã tương đối khang trang do nhận được tài trợ của một số tổ chức phi chính phủ. Công việc chính của những phụ nữ ở đây là đập hạt argan lấy nhân, loại cây chỉ mọc ở một số vùng nhất định ở Morocco.
Ngày trôi ngày bình lặng nơi xó bếp vùng cao - Ảnh: Nam Vinh |
Miệt mài đập hạt argan trong hợp tác xã dành cho phụ nữ không nơi nương tựa - Ảnh: Nam Vinh |
Người Berber (thổ dân ở Morocco) gọi những cây argan là "sự ban tặng" của Thượng đế. Mùa thu hoạch từ tháng 6 - 8. Ngắm nhìn phong cảnh đồi núi trùng điệp với nền đất đỏ từ xa, có thể nhầm chúng với cây ôliu. Quả argan giống như những quả mận nhỏ màu vàng đỏ, khi chín chúng tự rơi xuống đất. Theo truyền thống, việc lượm quả và tiếp tục xử lý chúng là công việc của phụ nữ. Cây argan là loại cây có nhiều công ích, góp phần ngăn không cho đất biến thành sa mạc. |
Chỗ làm việc ấm cúng bởi lò sưởi và những đệm ngồi nhồi rơm phủ len. Những phụ nữ mặc quần áo màu sắc khá sặc sỡ ngồi dưới sàn nhà, chân gấp ra phía sau, tay cầm một hòn đá to bằng nắm tay và đập những hạt argan. Tiếng đập đều đều như tiếng chim gõ kiến gõ vào thân cây.
Chị Teresa, người hướng dẫn của hợp tác xã nói ba thứ tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha rất lưu loát, giới thiệu với du khách về công việc của người phụ nữ cũng như các sản phẩm từ hạt argan họ làm và bán tại chỗ. Nhân hạt argan sẽ được sao lên rồi ép lấy dầu. Dầu argan có thể làm được khá nhiều sản phẩm: dầu ăn nguyên chất, xử lý và chế biến để làm mỹ phẩm (kem, dầu dưỡng da, xà phòng... ).
Công việc tuy có vẻ tẻ nhạt nhưng thật không dễ dàng. Tôi sà xuống sàn nhà đòi đập thử. Người phụ nữ mới 40 tuổi nhưng nhìn vẻ ngoài già như đã ngoại lục tuần vui vẻ chỉ cách cho tôi. Làm thử cả hai chục lần mà không đập trúng nổi một lần. Hạt cực cứng, trơn và bé cứ chuội đi dưới hòn đá.
Một ngày làm việc chăm chỉ mỗi phụ nữ ở đây có thể đập được khoảng 30kg hạt (thu hoạch cả năm của một cây) để lấy 1kg nhân argan và cứ 5-8 kg nhân mới thu được 1 lít dầu. Chính vì vậy sản phẩm làm từ dầu argan tương đối đắt tiền. Người ta có thể nhìn thấy dầu và các sản phẩm từ argan bán trên đường đi nhưng phần lớn đã được pha loãng với dầu ôliu hoặc các loại dầu khác, không còn nguyên chất nữa.
Góc quán nghèo phục vụ trà bạc hà - Ảnh: Nam Vinh |
Teresa mời dùng thử món ăn và mỹ phẩm thiên nhiên tự làm tại HTX phụ nữ - Ảnh: Nam Vinh |
Chúng tôi được đưa lên tầng hai của ngôi nhà để thử các loại sản phẩm của hợp tác xã. Những món ăn làm từ dầu argan hoặc được nấu với dầu này, ngon nhất có lẽ là bánh mì quết dầu. Nhiều loại mỹ phẩm làm từ dầu argan như kem dưỡng da, nước hoa, xà phòng được đựng trong những bao bì xinh đẹp, nhã nhặn và rất có phong cách. Hầu như khách thăm đều thấy bắt mắt và chọn mua nhiều sản phẩm, quên béng những quy định hạn chế hành lý của các hãng hàng không.
Tôi thì chợt nghĩ nghèo cũng không phải là một bi kịch ghê gớm. Những phụ nữ ngày ngày đập hạt argan hài lòng với nhịp sống chậm, tiếng đập của hòn đá cứng vào vỏ hạt cứng như một hòa âm dịu dàng cho cuộc sống của mình. Khi con người chấp nhận và bằng lòng với số mệnh, họ sẽ thấy bình yên, dù trong hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khó. Và sự bình yên trong lòng mỗi người - đó chính là hạnh phúc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.