Đến núi Hàm Rồng săn mây luồn Sa Pa
(17:53:58 PM 10/12/2018)(Tin Môi Trường) - Mây luồn là 'đặc sản' Sa Pa, Lào Cai vào những ngày nắng đẹp dường như thôi miên du khách tham quan.
>> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền >> Hai cây cổ thụ bên đền thờ danh tướng thời Lê được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Đến với Sa Pa mùa này, du khách dễ gặp cảnh mây luồn, ray nắng (tia nắng xuyên qua mây luồn) - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Thị trấn Sa Pa cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 33km. Mây luồn vốn thường chỉ xuất hiện vào những nắng đẹp, trời quang đãng và trong những ngày xuân ấm áp. Có khi chúng chỉ xuất hiện vài giờ rồi tan dần theo ánh nắng mặt trời. Do đó, mây luồn được xem là "đặc sản" của Sa Pa.
Vào những ngày nắng ấm, không sương mù, mây ngưng tụ ở các thung lũng rồi tràn về thị trấn, bản làng và núi rừng Sa Pa hình thành nên các dải mây luồn tuyệt đẹp.
Toàn cảnh Sa Pa ẩn hiện trong mây luồn - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Mây luồn giăng giăng trên các thung lũng - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Với nhiều tay máy chuyên nghiệp, mây luồn Sa Pa được xem là đề tài thú vị để thỏa sức đam mê sáng tác ảnh. Các địa điểm có thể cảm nhận được mây luồn đẹp nhất ở vùng rừng núi Sa Pa là núi Hàm Rồng, đường lên bản Hang Đá của người Mông ở xã Hầu Thào, cách trung tâm thị trấn khoảng 3-4km về phía nam hay trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu.
Sân mây trên đỉnh Hàm Rồng là nơi giới nhiếp ảnh và khách du lịch thích thú ngắm Sa Pa từ trên cao - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Những dải lụa mây luồn trắng tinh khôi dập dìu trên thị trấn - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Trong chuyến "săn ảnh" vừa qua, nhiếp ảnh gia Nông Thanh Toàn (Huế) cùng các đồng nghiệp đến Sa Pa may mắn đúng vào dịp trời đẹp, nắng vàng ươm cuối thu, lúc thị trấn sương mù giao mùa bước vào những ngày đông lạnh giá.
Anh Toàn lựa chọn khu vực Sân mây trên núi Hàm Rồng có độ cao khoảng 1.800m để chụp mây luồn Sa Pa vào các thời điểm sáng sớm, chiều và cả lúc chiều tối trong ngày.
Ngày mới nhìn từ núi Hàm Rồng - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Sắc trắng của mây bay tương phản với màu xanh của đồi núi trùng điệp - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Mây luồn huyền ảo trên thị trấn Sa Pa rực sáng ánh đèn đêm - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Trong ngày đẹp trời ấy, biển mây hòa quyện với nắng vàng và dập dờn theo cơn gió thoảng, cứ ngỡ như những dải lụa trắng mượt mà ngao du qua sườn đồi.
Sắc trắng của mây bay tương phản với màu của đồi núi trùng điệp cao ngút tận mây xanh tạo nên bức tranh Sa Pa đẹp ngỡ ngàng như phong cảnh châu Âu.
Vào lúc chiều tối, mây luồn trên thị trấn Sa Pa mang vẻ đẹp kỳ ảo và huyền bí hơn.
Núi rừng Sa Pa vào lúc mây luồn đẹp như bức tranh thủy mặc, chụp lúc bình minh - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Mây luồn thị trấn Sa Pa đẹp như thành phố châu Âu khi nhìn từ trên cao - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Những tòa nhà thị trấn Sa Pa rực sáng ánh đèn giữa khung cảnh mây bay - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Thị trấn Sa Pa bồng bềnh trong mây và khung cảnh càng mê hoặc hơn khi về đêm - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
"Sa Pa lúc giao mùa còn sót lại chút nắng vàng hanh, đẹp như bức tranh thủy mặc với những luồn mây trắng tinh khôi đan xen bồng bềnh giữa không trung. Đến Sa Pa vào thời điểm nào, mùa nào cũng đẹp, nhưng có lẽ đẹp nhất là vào lúc thị trấn mây luồn bay" - anh Toàn chia sẻ .
Núi Hàm Rồng có điểm cao nhất là 1.850m, đây một trong những địa điểm ngắm cảnh đẹp và thơ mộng nhất khu du lịch Sa Pa. Để lên đây, du khách đến quảng trường trung tâm Nhà thờ đá. Phía sau Nhà thờ đá là đường dẫn lên khu du lịch núi Hàm Rồng.
Từ Sân mây, du khách phóng tầm mắt sẽ nhìn thấy toàn cảnh thị trấn Sa Pa ẩn hiện trong làn mây, thấp thoáng là thung lũng Mường Hoa, bản Cát Cát và những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp bên bản Tả Van.
Ngoài khu vực Sân mây, trên núi Hàm Rồng còn có rất nhiều tiểu cảnh đẹp để du khách tham quan, chụp ảnh như Vườn Lan, Vườn Đào hay Cổng Trời. Tại Cổng trời, du khách sẽ thấy rõ hơn hình dạng đầu rồng đặc trưng của núi theo như tên gọi núi Hàm Rồng.
Nhà thờ đá Sa Pa lung linh, huyền ảo trong đêm - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Ngoài việc săn mây luồn, tác giả còn ghi lại khoảnh khắc nắm chặt tay chia sẻ tình yêu thương của người Sa Pa khi những cơn gió đầu đông tràn về - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Bản đồ hướng dẫn đường lên núi Hàm Rồng, Sa Pa - Ảnh chụp màn hình
Huỳnh Phương - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.