»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:37:58 AM (GMT+7)

Cận cảnh các gành đá đĩa mới được phát hiện ở Phú Yên Tin ảnhTin video

(16:58:23 PM 20/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Nhiều vách đá mới dạng tổ ong vừa được phát hiện ở khu vực Gành Đá Đĩa, điểm du lịch nổi tiếng ở Phú Yên.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Danh thắng Gành Đá Đĩa - Ảnh: Lê Đình Dũng

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên
Sau khi phát hiện nhiều vách đá mới dạng tổ ong ở quanh danh thắng cấp quốc gia Gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), chính quyền đang tiến hành khảo quật.
 

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Theo quan sát, các vách đá có hình lục giác, xếp thành từng dãy dài nép theo triền đồi, tương tự với các dãy đá tổ ong đang hiện hữu ở danh thắng Gành Đá Đĩa.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Để xử lý các vách đá này, trước mắt cơ quan chức năng sẽ tiến hành gạt toàn bộ phần đất bám trên bề mặt các dãy đá tổ ong để khai thác du lịch.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

“Chưa thể xác định các vách đá này có liên quan gì đến lịch sử hay không nhưng có thể nhận định đây là các vách đá còn sót lại theo truyền thuyết hoặc dung nham núi lửa mà nay mới được phát hiện”, một lãnh đạo huyện Tuy An cho biết.
 Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Việc phát hiện số vách mới này đã bổ sung vào danh thắng Gành Đá Đĩa không gian vui chơi mới cho người dân và du khách.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Gành Đá Đĩa đã được Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia vào năm 1998.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km2, chỗ hẹp nhất 50 mét; nơi dài nhất 200 mét. Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km.

Đá ở gành Đá Đĩa có màu đen huyền hoặc nâu vàng dạng tổ ong, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển tạo nên sự độc đáo. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm.
Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Theo các nhà địa chất học, từ hàng triệu năm trước núi lửa hoạt động trong khu vực này, phun nham thạch ra bề mặt trái đất rồi nguội lại đông cứng thành đá.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên

Trên thế giới hiện nay, ngoài Việt Nam thì Scotland là nơi thứ hai có một địa điểm đá xếp chồng thành những cột thẳng đứng giống như Gành Đá Đĩa ở Phú Yên có tên gọi là Giant’s Causeway (con đường của những người khổng lồ), đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986.

Cận[-]cảnh[-]các[-]gành[-]đá[-]đĩa[-]mới[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]Phú[-]Yên
 

 Huyền thoại về kho báu biến thành đá

 

Cận cảnh các gành đá đĩa mới được phát hiện ở Phú Yên

 
Thắng cảnh có một không hai ở Việt Nam này cũng được người dân truyền tụng một huyền thoại chung quanh gành Đá Dĩa như sau:
 
Xưa kia, có một người nọ rất giàu có nhưng chẳng may vợ chết sớm, chưa kịp có với nhau mụn con nào. Vốn là người chung thuỷ, ông ta không tục huyền và nảy ra ý định tu tập Phật pháp. Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phân phát cho người dân trong vùng để làm kế mưu sinh. Số còn lại ông cất vào kho cạnh bờ biển (tức thôn 6 xã An Ninh Đông ngày nay) với ý định là sau này khi thành đạo, số của cải ấy sẽ đem ra xây dựng chùa chiền và dâng tặng cho vị minh quân nào yêu thương con dân như con đẻ. Sau thời gian dài tu tập thành Đạo, ông theo Phật về cõi Niết bàn chưa kịp dùng số của cải kia cho ý tưởng tốt đẹp ban đầu.
 
Biết có kho tiền cạnh bờ biển, nhiều kẻ nảy lòng tham, đang đêm hè nhau đến kho cướp bóc, nhưng lạ lùng thay, cửa kho chỉ là những tấm ván gỗ thông thường như bao cửa nhà dân khác, tường chỉ là những phiến đá chất cao bao quanh, nhưng không tài nào cạy ra được. Đêm này sang đêm khác, ròng rã mấy tháng trời mà tường đá, cửa gỗ vẫn không hề suy suyển. Quá tức giận, chúng bèn dùng củi, bổi chất phủ lên kho và phóng hỏa đốt, lửa cao ngất trời nhưng cánh cửa gỗ vẫn y nguyên.
 
Một đêm nọ, bọn tham lam kia lại tìm đến và dùng các vật xú uế bôi lên cánh cửa gỗ rồi chất củi tiếp tục đốt. Nửa chừng bỗng xảy ra cơn gió xoáy như vòi rồng cuốn những kẻ đứng chung quanh kho bạc mất hút lên không và phát ra một tiếng nổ kinh hoàng, khiến mọi người đang say giấc điệp cũng choàng tỉnh, đổ xô ra hướng bờ biển, nơi phát ra tiếng nổ. Nhưng tất cả đều chìm trong đêm tối tĩnh lặng, chỉ nghe tiếng sóng biển đập đều đều vào bờ đá lao xao trong đêm tối đen như mực. Sáng hôm sau, họ kéo nhau ra phía bờ biển, thì hỡi ơi, kho bạc của người nhà giàu nọ không còn nữa mà chỉ thấy những phiến đá to hình lục giác xếp chồng lên nhau thành từng cột ngay ngắn, cao thấp khác nhau, kéo dài ra tận ngoài biển, thi gan cùng tuế nguyệt.
Xem video về:Cận cảnh các gành đá đĩa mới được phát hiện ở Phú Yên
Lê Đình Dũng /MTG -Video: Youtube
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cận cảnh các gành đá đĩa mới được phát hiện ở Phú Yên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI