Tục đẻ trong rừng
(19:47:39 PM 18/06/2011)
Thôn 5, xã Trà Bui có 84 hộ dân, 447 nhân khẩu hầu hết đều là người MNông. Theo phong tục, con gái chửa hoang thì không được đẻ trong làng, nếu đẻ trong làng thì phải cúng một con heo lớn và một con gà để trừ ma trừ tà, nếu không dân làng sẽ xảy ra đau ốm, bệnh tật, chết chóc… Thấy thân phận mình đơn độc, không đủ điều kiện để cúng heo, gà cho làng. Chị Hồ Thị Diêu phải vào rừng sinh nở...
Căn chòi tạm giữa rừng là nơi chị Hồ Thị Diêu, Thôn 4, xã Trà Bui, huyện Nam Trà My từng sinh con cách đây vài tháng. Chòi tạm nằm cách xa làng khoảng 400m và một con suối.
Không lương thực, không bất kể một vật dụng nào để ăn ở, sinh hoạt cũng như phục vụ cho việc sinh nở của người phụ nữ. Vậy mà chỉ vì hủ tục, chị Diêu đã phải vào rừng tạm bợ sinh con mà không có bất cứ sự trợ giúp nào.
Đẻ rừng, chôn sống ma rừng, hay bỏ con sau khi sinh đôi, sinh ba là những hủ tục lạc hậu rất đáng lên án. Nhưng tiếc thay, những hủ tục này vẫn còn sót lại tại một số huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng
Hiện, người MNông ở các xã vùng cao huyện Trà My vẫn còn lưu giữ một số tập tục rất lạc hậu, đó là: Phụ nữ phải sinh con ngoài rừng, nếu người mẹ sinh đôi, sinh ba, chỉ giữ lại một đứa để nuôi, còn lại phải giết, nếu không muốn bị sống cô lập.
Mặc dù đã được chính quyền đoàn thể vận động tuyên truyền, nhưng một số nơi, dân làng kiên quyết không thay đổi tập tục.
Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu tại các vùng miền núi Quảng Nam cũng bởi đây là những vùng quá xa xôi, hẻo lánh, sự tuyên truyền của các cấp chính quyền, đoàn thể chưa được sát sao.
Nhiều khi, vụ việc xảy ra rồi mới thấy có sự xuất hiện của chính quyền địa phương. Người dân còn quá tin vào thầy mo, thày cúng hơn là cán bộ y tế...
(Theo VTV)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.